Bãi biển Tairatoyoma thuộc tỉnh Fukushima và cách nhà máy điện hạt nhân Daaichi 50 km từng là khu vực thu hút những tay lướt sóng ở Nhật Bản trước khi thảm họa xảy ra. Bây giờ, mặc dù nhận biết về sự hiện diện của chất phóng xạ độc hại trong nước và cát, nhưng nhiều tay lướt sóng vẫn tiếp tục tới bãi biển này để thỏa niềm vui. Hàng trăm túi nhựa chứa cát nhiễm phóng xạ ở bãi biển trên như là một hồi chuông nhắc nhở thường trực về những hiểm họa sức khỏe đối với họ.Phóng viên kênh truyền hình Al Jazeera Eric Lafforgue đã ghi lại cuộ c sống ở Fukushima luôn rình rập hiểm nguy sau thảm họa kép động đất-sóng thần năm 2011. "Tôi tới bãi biển Tairatoyoma để lướt sóng nhiều lần trong tuần. Đó là niềm đam mê của tôi và tôi không thể chịu được nếu không ra biển lướt sóng", một người lướt sóng nói. Biển báo cạnh anh có nội dung rằng, đây là khu vực cấm người dân ra vào.Một số những người lướt sóng có mặt ở bãi biển này khi sóng thần ập tới. "Khi động đất, chúng tôi quay trở lại bãi biển Tairatoyoma và chỉ một vài phút sau, sóng thần ào tới. Không ai trong số bọn tôi chết vì bọn tôi có thời gian để chạy. Những người ở trong nhà đã chết do nó tới quá bất ngờ", một người lướt sóng hồi tượng lại.Trong 5 năm qua, gần 50.000 công nhân miệt mài khử trùng chất độc bên trong nhà máy điện hạt nhân Daaichi (vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong thảm họa kép hồi tháng 3/2011) và ngăn chặn rò rỉ chất phóng xạ ra bên ngoài. Họ di dời 5-30 cm đất bị ô nhiễm phóng xạ hàng ngày và sau đó bỏ chúng vào các túi nilong được đặt ở ngoại ô thị trấn trong lúc chờ đợi một giải pháp hiệu quả hơn.Một biển báo mức độ nhiễm phóng xạ ở thị trấn từng hứng chịu thảm họa kép ở Nhật Bản.Người dân nhận các khoản bồi thường từ công ty điện lực TEPCO dựa trên mức độ nhiễm phóng xạ. Ở khu vực đỏ, họ nhận khoản bồi thường 1.000 USD/tháng/người. Khoản tiền trên đã gây ra những tranh cãi trong cộng đồng dân cư bởi vì những người sống ở phía bên kia tấm biển báo, như trên hình, lại không được nhận nhiều tiền như vậy.Ở khu vực được xếp mức độ ô nhiễm phóng xạ ở mức cam, cư dân có thể tới thăm lại nhà họ. Ở thị trấn Naraha, người đàn ông trong hình mang theo dụng cụ để cắt cỏ ở trong vườn nhà. Vợ anh đã không trở về ngôi nhà thân thương của họ.Các thành phố nằm cách xa biển như Tomioka chẳng hạn chỉ bị ảnh hưởng bởi động đất và nhiễm phóng xạ, chứ không có sóng thần.Khoảng 3 triệu tấn đất bị nhiễm phóng xạ được đựng trong các túi bóng đen như hình trên.Bãi biển Tairatoyoma từng nổi tiếng với bãi cát trắng trải dài, nhưng sóng thần đã cuốn đi mọi thứ. Bây giờ, chính quyền địa phương đã xây dựng một bức tường bê tông để ngăn sóng biển đánh vào bờ để bảo vệ người dân.Những người lướt sóng không thể phớt lờ hiểm họa đó. Có hàng trăm túi bóng đựng cát nhiễm phóng xạ được đặt dọc bãi biển. "Chính phủ thường nói với chúng tôi rằng, cuộc sống ở vùng nhiễm xạ thuộc tỉnh Fukushima sẽ trở lại bình thường. Nhưng chúng tôi có thể thấy chỉ ít người quay trở lại. Họ chủ yếu là người già".Một nhân viên nhà máy điện hạt nhân Daaichi cho hay, anh sẽ không bao giờ tắm biển ở đây vì nước biển đã bị nhiễm phóng xạ.
Bãi biển Tairatoyoma thuộc tỉnh Fukushima và cách nhà máy điện hạt nhân Daaichi 50 km từng là khu vực thu hút những tay lướt sóng ở Nhật Bản trước khi thảm họa xảy ra. Bây giờ, mặc dù nhận biết về sự hiện diện của chất phóng xạ độc hại trong nước và cát, nhưng nhiều tay lướt sóng vẫn tiếp tục tới bãi biển này để thỏa niềm vui. Hàng trăm túi nhựa chứa cát nhiễm phóng xạ ở bãi biển trên như là một hồi chuông nhắc nhở thường trực về những hiểm họa sức khỏe đối với họ.
Phóng viên kênh truyền hình Al Jazeera Eric Lafforgue đã ghi lại cuộ c sống ở Fukushima luôn rình rập hiểm nguy sau thảm họa kép động đất-sóng thần năm 2011. "Tôi tới bãi biển Tairatoyoma để lướt sóng nhiều lần trong tuần. Đó là niềm đam mê của tôi và tôi không thể chịu được nếu không ra biển lướt sóng", một người lướt sóng nói. Biển báo cạnh anh có nội dung rằng, đây là khu vực cấm người dân ra vào.
Một số những người lướt sóng có mặt ở bãi biển này khi sóng thần ập tới. "Khi động đất, chúng tôi quay trở lại bãi biển Tairatoyoma và chỉ một vài phút sau, sóng thần ào tới. Không ai trong số bọn tôi chết vì bọn tôi có thời gian để chạy. Những người ở trong nhà đã chết do nó tới quá bất ngờ", một người lướt sóng hồi tượng lại.
Trong 5 năm qua, gần 50.000 công nhân miệt mài khử trùng chất độc bên trong nhà máy điện hạt nhân Daaichi (vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong thảm họa kép hồi tháng 3/2011) và ngăn chặn rò rỉ chất phóng xạ ra bên ngoài. Họ di dời 5-30 cm đất bị ô nhiễm phóng xạ hàng ngày và sau đó bỏ chúng vào các túi nilong được đặt ở ngoại ô thị trấn trong lúc chờ đợi một giải pháp hiệu quả hơn.
Một biển báo mức độ nhiễm phóng xạ ở thị trấn từng hứng chịu thảm họa kép ở Nhật Bản.
Người dân nhận các khoản bồi thường từ công ty điện lực TEPCO dựa trên mức độ nhiễm phóng xạ. Ở khu vực đỏ, họ nhận khoản bồi thường 1.000 USD/tháng/người. Khoản tiền trên đã gây ra những tranh cãi trong cộng đồng dân cư bởi vì những người sống ở phía bên kia tấm biển báo, như trên hình, lại không được nhận nhiều tiền như vậy.
Ở khu vực được xếp mức độ ô nhiễm phóng xạ ở mức cam, cư dân có thể tới thăm lại nhà họ. Ở thị trấn Naraha, người đàn ông trong hình mang theo dụng cụ để cắt cỏ ở trong vườn nhà. Vợ anh đã không trở về ngôi nhà thân thương của họ.
Các thành phố nằm cách xa biển như Tomioka chẳng hạn chỉ bị ảnh hưởng bởi động đất và nhiễm phóng xạ, chứ không có sóng thần.
Khoảng 3 triệu tấn đất bị nhiễm phóng xạ được đựng trong các túi bóng đen như hình trên.
Bãi biển Tairatoyoma từng nổi tiếng với bãi cát trắng trải dài, nhưng sóng thần đã cuốn đi mọi thứ. Bây giờ, chính quyền địa phương đã xây dựng một bức tường bê tông để ngăn sóng biển đánh vào bờ để bảo vệ người dân.
Những người lướt sóng không thể phớt lờ hiểm họa đó. Có hàng trăm túi bóng đựng cát nhiễm phóng xạ được đặt dọc bãi biển. "Chính phủ thường nói với chúng tôi rằng, cuộc sống ở vùng nhiễm xạ thuộc tỉnh Fukushima sẽ trở lại bình thường. Nhưng chúng tôi có thể thấy chỉ ít người quay trở lại. Họ chủ yếu là người già".
Một nhân viên nhà máy điện hạt nhân Daaichi cho hay, anh sẽ không bao giờ tắm biển ở đây vì nước biển đã bị nhiễm phóng xạ.