Theo hãng thông tấn Reuters, sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nước ngoài, Indonesia cũng tăng cường kiểm tra biên giới và giám sát chặt chẽ đối với các nước đăng ký xuất khẩu rác thải sang nước này; đồng thời gửi trả hàng trăm tấn rác thải trở lại nước xuất khẩu ban đầu. (Nguồn ảnh: Reuters)Nhiều tổ chức ca ngợi động thái này của chính phủ Indonesia, song cư dân trong ngôi làng Bangun lại nói rằng việc hạn chế nhập khẩu rác từ các quốc gia như Mỹ, Canada và Australia sẽ khiến họ mất đi nguồn thu nhập chính."Cần phải có một giải pháp. Chính phủ đã không cung cấp cho chúng tôi việc làm", cư dân Heri Masud nói.Có thể thấy, sân trước và sau của những ngôi nhà ở Bangun tràn ngập rác thải. Người dân trong làng tìm nhựa và nhôm trong bãi rác để bán cho các công ty tái chế.Salam, 54 tuổi, chia sẻ rác thải tái chế đã giúp ông chi trả học phí cho con và mua một ngôi nhà để gia đình ở.Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm ECOTON, các hạt vi nhựa đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Bangun, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân địa phương.Được biết, Indonesia đã nhập khẩu 283 nghìn tấn rác thải nhựa vào năm 2018, tăng 141% so với năm 2017.Indonesia đã cam kết chi 1 tỷ USD và khởi động kế hoạch nhằm giảm lượng rác thải nhựa xuống đại dương khoảng 70% vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch này tiến triển như thế nào.Một công nhân đốt rác trong nhà máy ở Sidoarjo, tỉnh Đông Java, hồi tháng 7/2019.Bà Kusmani, 55 tuổi, đã làm nghề nhặt rác trong làng Bangun trong suốt hơn 20 năm.Các em nhỏ Indonesia chơi đùa trên một bãi rác trong làng.Người dân bán nhựa và các phế liệu nhặt được từ bãi rác.
Mời độc giả xem thêm video: Tới thăm ngôi làng ở "tận cùng Trái đất" (Nguồn video: VTC14)
Theo hãng thông tấn Reuters, sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nước ngoài, Indonesia cũng tăng cường kiểm tra biên giới và giám sát chặt chẽ đối với các nước đăng ký xuất khẩu rác thải sang nước này; đồng thời gửi trả hàng trăm tấn rác thải trở lại nước xuất khẩu ban đầu. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nhiều tổ chức ca ngợi động thái này của chính phủ Indonesia, song cư dân trong ngôi làng Bangun lại nói rằng việc hạn chế nhập khẩu rác từ các quốc gia như Mỹ, Canada và Australia sẽ khiến họ mất đi nguồn thu nhập chính.
"Cần phải có một giải pháp. Chính phủ đã không cung cấp cho chúng tôi việc làm", cư dân Heri Masud nói.
Có thể thấy, sân trước và sau của những ngôi nhà ở Bangun tràn ngập rác thải. Người dân trong làng tìm nhựa và nhôm trong bãi rác để bán cho các công ty tái chế.
Salam, 54 tuổi, chia sẻ rác thải tái chế đã giúp ông chi trả học phí cho con và mua một ngôi nhà để gia đình ở.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm ECOTON, các hạt vi nhựa đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Bangun, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân địa phương.
Được biết, Indonesia đã nhập khẩu 283 nghìn tấn rác thải nhựa vào năm 2018, tăng 141% so với năm 2017.
Indonesia đã cam kết chi 1 tỷ USD và khởi động kế hoạch nhằm giảm lượng rác thải nhựa xuống đại dương khoảng 70% vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch này tiến triển như thế nào.
Một công nhân đốt rác trong nhà máy ở Sidoarjo, tỉnh Đông Java, hồi tháng 7/2019.
Bà Kusmani, 55 tuổi, đã làm nghề nhặt rác trong làng Bangun trong suốt hơn 20 năm.
Các em nhỏ Indonesia chơi đùa trên một bãi rác trong làng.
Người dân bán nhựa và các phế liệu nhặt được từ bãi rác.
Mời độc giả xem thêm video: Tới thăm ngôi làng ở "tận cùng Trái đất" (Nguồn video: VTC14)