Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm A/H7N9 khiến hàng chục người thiệt mạng, bao gồm cả việc cấm bán gia cầm sống. Các nhà chức trách y tế tiêu hủy vịt tại tỉnh Chiết Giang - Ảnh: ReutersTrung tâm khống chế và phòng ngừa bệnh dịch tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 19/2 cho biết, trong các ca nhiễm cúm gia cầm H7N9 tại địa phương này đã phát hiện được 1 trường hợp biến chủng của cúm H7N9. Ảnh: ReutersTân Hoa xã ngày 17/2 đưa tin một bà mẹ trẻ ở tỉnh Vân Nam thuộc tây nam Trung Quốc là nạn nhân mới nhất của dịch cúm gia cầm này. Tuần trước cô con gái 3 tuổi của bà mẹ này đã qua đời vì cùng nguyên do. Cả gia đình 2 nạn nhân trên đã du lịch đến tỉnh Giang Tây để tham dự Lễ hội Mùa Xuân hôm 21/1 và đã tiếp xúc với gia cầm sống tại đây. Ảnh một trang trại nuôi gà dương tính với virus H7N9. Nguồn ảnh: APTrong tháng 1, tỉnh Chiết Giang có 35 ca nhiễm bệnh và 11 trường hợp tử vong. Đây là đợt dịch bệnh tồi tệ nhất xảy ra tại tỉnh này trong vòng 3 năm qua. Trong ảnh các cán bộ Y tế TQ đang tiến hành tiêu hủy gà nhiễm virus cúm tại một chợ địa phương. Nguồn ảnh: Reuters.Nhiều trường hợp nhiễm cúm tương tự cũng xảy ra trên khắp Trung Quốc. Kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 269 người bị nhiễm cúm gia cầm H7N9, trong đó có 87 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H7N9 xảy ra tại vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc. Ảnh một bệnh nhân đang được điều trị do nhiễm cúm H7N9 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Nguồn ảnh: Agence France-PresseTheo ghi nhận thực trạng diễn biến bệnh dịch, Trung Quốc hiện nay được xem là ổ dịch lớn nhất thế giới và đã có gần 200 ca tử vong, tập trung ở 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đặc biệt hai tỉnh này tiếp giáp Việt Nam. Ảnh: Reuters.Trước nguy cơ dịch bùng phát và có khả năng cao lây lan vào Việt Nam , Bộ Y tế yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để các ổ dịch nếu có, đồng thời chia sẻ thông tin với các sở y tế.
Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm A/H7N9 khiến hàng chục người thiệt mạng, bao gồm cả việc cấm bán gia cầm sống. Các nhà chức trách y tế tiêu hủy vịt tại tỉnh Chiết Giang - Ảnh: Reuters
Trung tâm khống chế và phòng ngừa bệnh dịch tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 19/2 cho biết, trong các ca nhiễm cúm gia cầm H7N9 tại địa phương này đã phát hiện được 1 trường hợp biến chủng của cúm H7N9. Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã ngày 17/2 đưa tin một bà mẹ trẻ ở tỉnh Vân Nam thuộc tây nam Trung Quốc là nạn nhân mới nhất của dịch cúm gia cầm này. Tuần trước cô con gái 3 tuổi của bà mẹ này đã qua đời vì cùng nguyên do. Cả gia đình 2 nạn nhân trên đã du lịch đến tỉnh Giang Tây để tham dự Lễ hội Mùa Xuân hôm 21/1 và đã tiếp xúc với gia cầm sống tại đây. Ảnh một trang trại nuôi gà dương tính với virus H7N9. Nguồn ảnh: AP
Trong tháng 1, tỉnh Chiết Giang có 35 ca nhiễm bệnh và 11 trường hợp tử vong. Đây là đợt dịch bệnh tồi tệ nhất xảy ra tại tỉnh này trong vòng 3 năm qua. Trong ảnh các cán bộ Y tế TQ đang tiến hành tiêu hủy gà nhiễm virus cúm tại một chợ địa phương. Nguồn ảnh: Reuters.
Nhiều trường hợp nhiễm cúm tương tự cũng xảy ra trên khắp Trung Quốc. Kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 269 người bị nhiễm cúm gia cầm H7N9, trong đó có 87 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H7N9 xảy ra tại vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc. Ảnh một bệnh nhân đang được điều trị do nhiễm cúm H7N9 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Nguồn ảnh: Agence France-Presse
Theo ghi nhận thực trạng diễn biến bệnh dịch, Trung Quốc hiện nay được xem là ổ dịch lớn nhất thế giới và đã có gần 200 ca tử vong, tập trung ở 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đặc biệt hai tỉnh này tiếp giáp Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Trước nguy cơ dịch bùng phát và có khả năng cao lây lan vào Việt Nam , Bộ Y tế yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để các ổ dịch nếu có, đồng thời chia sẻ thông tin với các sở y tế.