Gần đây vấn đề nguồn nước ô nhiễm từ các chất thải của các nhà máy dẫn đến nguồn nước có nồng độ cao các kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân. Các loài sinh vật sống trong nước như cá, tôm chịu ảnh hưởng lớn từ sự ô nhiễm này, dẫn đến tích trữ các kim loại nặng trong cơ thể chúng. Con người ăn các loại cá này sẽ gián tiếp nhiễm độc kim loại từ hải sản, đặc biệt trẻ nhỏ là có nguy cơ cao với việc gia tăng tích trữ các kim loại nặngTrẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 5 tuổi gặp nhiều nguy cơ sức khỏe khi nhiễm độc kim loại nặng. Cụ thể: trẻ bị nhiễm độc chì bị giảm IQ, nhiễm độc crom 4 bị ung thư gan và dị ứng ngoài da, nhiễm độc thủy ngân sẽ bị suy gan và suy thận. Dù sống trong môi trường nước bị nhiễm độc nhưng theo chuyên gia, nồng độ phân bố kim loại nặng trong cá tươi mới đánh bắt hoặc được ướp lạnh đúng tiêu chuẩn chỉ cố định ở 1 số cơ quan nhất định. Trong khi đó cá lưu trữ lâu ngày hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển thì kim loại nặng có ở toàn thân cá. Cá bị nhiễm độc kim loại khó có thể quan sát bằng mắt thường. Nhưng khi lựa chọn cá, chỉ nên chọn những con có kích thước vừa phải. Không nên chọn cá quá to, nhất là đối với cá biển.Ngoài ra có thể đánh giá cá tươi hay không bằng cảm quan: mắt cá phải trong và sáng, ít đục; mang cá phải hồng hoặc đỏ; khi ngửi mùi cá vẫn tươi, không có mùi hôi khó chịu; khi lấy tay sờ vào không thấy nhớt và thịt cá còn độ đàn hồi. Kể cả khi đã chọn được cá tươi, bạn cũng chỉ nên cho bé ăn một số bộ phận nhất định. Nên tránh cho bé ăn những bộ phận sau đây: Má cá (gần mang cá): Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể con cá, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá. Một số loài cá có nhiều mỡ cá, nên loại bỏ mỡ cá và toàn bộ nội tạng cá, nhất là gan cá. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ bị nhiễm độc kim loại rất cao nên tuyệt đối tránh cho các bé. Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết suất từ gan cá (fish liver oil) là cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.Trong con cá, fillet cá là phần tốt nhất cho các bé nhỏ vì giảm nguy cơ mắc xương, bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng khi chế biến, và loại bỏ được các bộ phận tích trữ nhiều kim loại nặng (nếu cá sống trong vùng biển, sông hồ bị ô nhiễm). Ngoài fillet, phần bụng cá, phần thịt gần đuôi hoặc gần lưng cũng tương đối an toàn cho bé.
Gần đây vấn đề nguồn nước ô nhiễm từ các chất thải của các nhà máy dẫn đến nguồn nước có nồng độ cao các kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân. Các loài sinh vật sống trong nước như cá, tôm chịu ảnh hưởng lớn từ sự ô nhiễm này, dẫn đến tích trữ các kim loại nặng trong cơ thể chúng. Con người ăn các loại cá này sẽ gián tiếp nhiễm độc kim loại từ hải sản, đặc biệt trẻ nhỏ là có nguy cơ cao với việc gia tăng tích trữ các kim loại nặng
Trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 5 tuổi gặp nhiều nguy cơ sức khỏe khi nhiễm độc kim loại nặng. Cụ thể: trẻ bị nhiễm độc chì bị giảm IQ, nhiễm độc crom 4 bị ung thư gan và dị ứng ngoài da, nhiễm độc thủy ngân sẽ bị suy gan và suy thận.
Dù sống trong môi trường nước bị nhiễm độc nhưng theo chuyên gia, nồng độ phân bố kim loại nặng trong cá tươi mới đánh bắt hoặc được ướp lạnh đúng tiêu chuẩn chỉ cố định ở 1 số cơ quan nhất định. Trong khi đó cá lưu trữ lâu ngày hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển thì kim loại nặng có ở toàn thân cá.
Cá bị nhiễm độc kim loại khó có thể quan sát bằng mắt thường. Nhưng khi lựa chọn cá, chỉ nên chọn những con có kích thước vừa phải. Không nên chọn cá quá to, nhất là đối với cá biển.
Ngoài ra có thể đánh giá cá tươi hay không bằng cảm quan: mắt cá phải trong và sáng, ít đục; mang cá phải hồng hoặc đỏ; khi ngửi mùi cá vẫn tươi, không có mùi hôi khó chịu; khi lấy tay sờ vào không thấy nhớt và thịt cá còn độ đàn hồi.
Kể cả khi đã chọn được cá tươi, bạn cũng chỉ nên cho bé ăn một số bộ phận nhất định. Nên tránh cho bé ăn những bộ phận sau đây:
Má cá (gần mang cá): Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể con cá, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá.
Một số loài cá có nhiều mỡ cá, nên loại bỏ mỡ cá và toàn bộ nội tạng cá, nhất là gan cá. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ bị nhiễm độc kim loại rất cao nên tuyệt đối tránh cho các bé. Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết suất từ gan cá (fish liver oil) là cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.
Trong con cá, fillet cá là phần tốt nhất cho các bé nhỏ vì giảm nguy cơ mắc xương, bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng khi chế biến, và loại bỏ được các bộ phận tích trữ nhiều kim loại nặng (nếu cá sống trong vùng biển, sông hồ bị ô nhiễm). Ngoài fillet, phần bụng cá, phần thịt gần đuôi hoặc gần lưng cũng tương đối an toàn cho bé.