Thịt là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến sao cho ngon, an toàn nhất. Dưới đây là những sai lầm khi chế biến thịt hầu như ai cũng mắc. Ảnh: Bapphunu.Để thịt tủ lạnh quá lâu. Bất cứ loại thực phẩm nào ăn tươi cũng ngon và tận dụng được hết các dưỡng chất nhất. Không nên tích trữ thịt trong ngăn đá quá 1 tuần, không chỉ khiến thịt mất độ ngon tự nhiên mà còn làm chúng biến chất gây hại cơ thể. Ảnh: Bachhoaxanh.Rã đông thịt sai cách. Nhiều người tiết kiệm thời gian đã rã đông bằng cách ngâm thịt vào nước sôi. Tuy nhiên, nó hoàn toàn sai lầm và hại sức khỏe. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt thịt hình thành lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất. Ảnh: Thucphamantoan.Rã đông ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ từ 4-60 độ C là môi trường lý tưởng để vi khẩn sinh sôi. Vì thế tránh rã đông ở nhiệt độ này. Nên rã đông bằng cách để ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt. Ảnh: Bepgiadinh.Còn với cách rã đông thịt bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn. Ảnh: Yeutre.Nướng thịt bằng than. Trào lưu ăn thịt nướng than hoa đang lan tràn trong giới trẻ, nhưng họ không biết chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Lượng mỡ từ thịt khi chảy xuống than khiến khói bay lên bám vào đồ ăn. Ảnh: iHay.Trong loại khói này có chứa chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) do chất béo bị đốt cháy. Hợp chất này gây tổn hại đến cấu trúc DNA, gan, dạ dày và tăng nguy cơ gây ung thư. Ảnh: Mebubu.Dùng chung thớt cho thịt sống và chín. Dù bạn có rửa sạch thớt và hong khô sau khi chế biến thì thớt vẫn có vi khuẩn. Thớt có hàng ngàn vết cắt nhỏ li ti bạn không thể nhìn thấy mắt thường và đó là nơi ổ trú ngụ của chúng. Ảnh: Hifood.Khi dùng lại thớt thái thịt sống, bạn vô tình đưa vi khuẩn trực tiếp vào cơ thể. Tốt nhất hãy dùng thớt riêng để thái thịt sống. Hoặc trước khi dùng thớt hãy vệ sinh thật kỹ bằng nước nóng, giấm để giảm bớt vi khuẩn trên đó. Ảnh: Amthuc365.Nấu thịt chín quá mức. Nhiều người thích ăn thịt mềm và ninh cho đến khi nó thật mềm mới tắt bếp. Thế nhưng, nếu ở nhiệt độ 200-300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học hình thành axit amino aromatic có khả năng ung thư. Ảnh: Yeutre.Chiên rán thịt chế biến sẵn. Trong các loại thịt chế biến sẵn như thịt hộp, thịt xông khói… đều đã ướp muối. Nếu bạn đem chiên chúng bằng dầu sẽ sinh ra hợp chất nitroso pyrrolidine gây ung thư. Ảnh: Jersin.Nếu muốn chiên rán loại này, hãy luộc chín để chất nitroso pyrrolidine thoát ra ngoài sau đó ướp cùng chút giấm để nó phân giải hết natri. Rồi sau đó mới tiến hành chiên rán. Ảnh: Youtube.
Thịt là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến sao cho ngon, an toàn nhất. Dưới đây là những sai lầm khi chế biến thịt hầu như ai cũng mắc. Ảnh: Bapphunu.
Để thịt tủ lạnh quá lâu. Bất cứ loại thực phẩm nào ăn tươi cũng ngon và tận dụng được hết các dưỡng chất nhất. Không nên tích trữ thịt trong ngăn đá quá 1 tuần, không chỉ khiến thịt mất độ ngon tự nhiên mà còn làm chúng biến chất gây hại cơ thể. Ảnh: Bachhoaxanh.
Rã đông thịt sai cách. Nhiều người tiết kiệm thời gian đã rã đông bằng cách ngâm thịt vào nước sôi. Tuy nhiên, nó hoàn toàn sai lầm và hại sức khỏe. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt thịt hình thành lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất. Ảnh: Thucphamantoan.
Rã đông ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ từ 4-60 độ C là môi trường lý tưởng để vi khẩn sinh sôi. Vì thế tránh rã đông ở nhiệt độ này. Nên rã đông bằng cách để ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt. Ảnh: Bepgiadinh.
Còn với cách rã đông thịt bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn. Ảnh: Yeutre.
Nướng thịt bằng than. Trào lưu ăn thịt nướng than hoa đang lan tràn trong giới trẻ, nhưng họ không biết chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Lượng mỡ từ thịt khi chảy xuống than khiến khói bay lên bám vào đồ ăn. Ảnh: iHay.
Trong loại khói này có chứa chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) do chất béo bị đốt cháy. Hợp chất này gây tổn hại đến cấu trúc DNA, gan, dạ dày và tăng nguy cơ gây ung thư. Ảnh: Mebubu.
Dùng chung thớt cho thịt sống và chín. Dù bạn có rửa sạch thớt và hong khô sau khi chế biến thì thớt vẫn có vi khuẩn. Thớt có hàng ngàn vết cắt nhỏ li ti bạn không thể nhìn thấy mắt thường và đó là nơi ổ trú ngụ của chúng. Ảnh: Hifood.
Khi dùng lại thớt thái thịt sống, bạn vô tình đưa vi khuẩn trực tiếp vào cơ thể. Tốt nhất hãy dùng thớt riêng để thái thịt sống. Hoặc trước khi dùng thớt hãy vệ sinh thật kỹ bằng nước nóng, giấm để giảm bớt vi khuẩn trên đó. Ảnh: Amthuc365.
Nấu thịt chín quá mức. Nhiều người thích ăn thịt mềm và ninh cho đến khi nó thật mềm mới tắt bếp. Thế nhưng, nếu ở nhiệt độ 200-300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học hình thành axit amino aromatic có khả năng ung thư. Ảnh: Yeutre.
Chiên rán thịt chế biến sẵn. Trong các loại thịt chế biến sẵn như thịt hộp, thịt xông khói… đều đã ướp muối. Nếu bạn đem chiên chúng bằng dầu sẽ sinh ra hợp chất nitroso pyrrolidine gây ung thư. Ảnh: Jersin.
Nếu muốn chiên rán loại này, hãy luộc chín để chất nitroso pyrrolidine thoát ra ngoài sau đó ướp cùng chút giấm để nó phân giải hết natri. Rồi sau đó mới tiến hành chiên rán. Ảnh: Youtube.