Khi ngủ, cơ mặt chúng ta ở trạng thái thả lỏng, miệng có xu hướng hơi hé mở. Nước bọt tiết ra quá nhiều sẽ chảy ra khỏi miệng, dẫn tới hiện tượng chảy dãi khi ngủ. (Ảnh minh họa)Có nhiều nguyên nhân gây chảy dãi khi ngủ ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Một trong những lý do phổ biến nhất là tư thế ngủ sai.Cụ thể, duy trì tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng sẽ khiến hiện tượng chảy dãi khi ngủ diễn ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân bởi tư thế này khiến hô hấp kém, miệng mở rộng nên nước dãi có cơ hội chảy ra.Một nguyên nhân khác dễ dẫn tới tình trạng chảy dãi khi ngủ là thói quen thở bằng miệng. Thở cách này, miệng được mở rộng khiến nước bọt khó giữ lại, dễ bị tiết ra ngoài.
Nhìn chung, chảy nước dãi khi ngủ do sai tư thế, thở bằng miệng không có gì đáng ngại. Bạn chỉ cần đổi sang tư thế nằm ngửa, học cách thở bằng mũi là tình trạng sẽ giảm được đáng kể.Chảy nước dãi khi ngủ thực sự đáng lo ngại khi liên quan đến các bệnh răng miệng. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng, lượng lớn vi khuẩn gây bệnh sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, sâu răng, viêm nha chu... Nếu không được điều trị, viêm miệng có thể làm tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy dãi khi ngủ.Đáng lưu ý, nếu dãi chảy ra có vị mặn, màu vàng nhạt hoặc đỏ ngầu thì cần nâng cao cảnh giác. Đây là dấu hiệu chứng tỏ khoang miệng có vấn đề. Ngoài việc thăm khám để tìm nguyên nhân chính xác, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng đều đặn vào buổi sáng và tối, súc miệng sau ăn. Vệ sinh sạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về răng miệng, từ đó giảm đáng kể hiện tượng chảy dãi khi ngủ.Chảy nước dãi khi ngủ còn liên quan đến dị tật răng. Những người có răng cửa mọc chìa ra phía trước thường khó khép miệng hoàn toàn, khiến dãi dễ chảy ra bên ngoài. Trường hợp này, bạn cần nắn chỉnh răng mới có thể cải thiện triệt để vấn đề.Chảy dãi khi ngủ đôi khi bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn, một số loại thuốc như thuốc loạn thần, thuốc điều trị bệnh Alzheimer và một số loại thuốc kháng sinh... tác động khiến cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn so với bình thường.Chuyên gia sức khỏe cho biết, chảy nước dãi khi ngủ còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác như cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang... Lúc này, khoang mũi không thể bình thường nên bạn chỉ có thể há miệng, khiến nước bọt dễ được giải phóng. Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)
Khi ngủ, cơ mặt chúng ta ở trạng thái thả lỏng, miệng có xu hướng hơi hé mở. Nước bọt tiết ra quá nhiều sẽ chảy ra khỏi miệng, dẫn tới hiện tượng chảy dãi khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Có nhiều nguyên nhân gây chảy dãi khi ngủ ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Một trong những lý do phổ biến nhất là tư thế ngủ sai.
Cụ thể, duy trì tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng sẽ khiến hiện tượng chảy dãi khi ngủ diễn ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân bởi tư thế này khiến hô hấp kém, miệng mở rộng nên nước dãi có cơ hội chảy ra.
Một nguyên nhân khác dễ dẫn tới tình trạng chảy dãi khi ngủ là thói quen thở bằng miệng. Thở cách này, miệng được mở rộng khiến nước bọt khó giữ lại, dễ bị tiết ra ngoài.
Nhìn chung, chảy nước dãi khi ngủ do sai tư thế, thở bằng miệng không có gì đáng ngại. Bạn chỉ cần đổi sang tư thế nằm ngửa, học cách thở bằng mũi là tình trạng sẽ giảm được đáng kể.
Chảy nước dãi khi ngủ thực sự đáng lo ngại khi liên quan đến các bệnh răng miệng. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng, lượng lớn vi khuẩn gây bệnh sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, sâu răng, viêm nha chu... Nếu không được điều trị, viêm miệng có thể làm tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy dãi khi ngủ.
Đáng lưu ý, nếu dãi chảy ra có vị mặn, màu vàng nhạt hoặc đỏ ngầu thì cần nâng cao cảnh giác. Đây là dấu hiệu chứng tỏ khoang miệng có vấn đề. Ngoài việc thăm khám để tìm nguyên nhân chính xác, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng đều đặn vào buổi sáng và tối, súc miệng sau ăn. Vệ sinh sạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về răng miệng, từ đó giảm đáng kể hiện tượng chảy dãi khi ngủ.
Chảy nước dãi khi ngủ còn liên quan đến dị tật răng. Những người có răng cửa mọc chìa ra phía trước thường khó khép miệng hoàn toàn, khiến dãi dễ chảy ra bên ngoài. Trường hợp này, bạn cần nắn chỉnh răng mới có thể cải thiện triệt để vấn đề.
Chảy dãi khi ngủ đôi khi bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn, một số loại thuốc như thuốc loạn thần, thuốc điều trị bệnh Alzheimer và một số loại thuốc kháng sinh... tác động khiến cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn so với bình thường.
Chuyên gia sức khỏe cho biết, chảy nước dãi khi ngủ còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác như cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang... Lúc này, khoang mũi không thể bình thường nên bạn chỉ có thể há miệng, khiến nước bọt dễ được giải phóng.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)