Có rất nhiều tranh cãi về việc dùng nồi sắt hay nồi chống dính tốt hơn. Thực tế, nồi chảo bằng sắt không chỉ rẻ mà còn có độ kín hơi tốt, không dễ bị mất nước, khi nấu canh, hầm các món dễ dàng giữ được hương vị thơm ngon ban đầu. Ảnh minh họa.Tuy nhiên, nhược điểm của chảo sắt là rất dễ bị gỉ và nặng, khó sử dụng, nhiều chị em phụ nữ thực sự không thích. Cũng có quan điểm cho rằng nồi sắt, chảo sắt độc hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Quan điểm khác phản biện lại, cho rằng dùng nồi, chảo bằng sắt nấu có thể bổ sung sắt cho cơ thể. Vậy điều này có đúng không?Thực tế, khi sử dụng chảo sắt để nấu ăn, khi có vết cặn bẩn rơi ra khỏi thành chảo, nó sẽ tiếp xúc với một số chất có tính axit trong thực phẩm, gây ra phản ứng hóa học, biến thành ion sắt và trộn vào thức ăn, có thể làm tăng hàm lượng sắt trong thực phẩm.Thêm nữa, nấu các thực phẩm chua như cà chua, dưa cải, hoặc thêm giấm, nước chanh... vào các món ăn, thực sự có thể thúc đẩy phản ứng hóa học giữa chảo sắt, nồi sắt và các chất có tính axit, tạo ra nhiều ion sắt hơn. Tuy nhiên, những ion sắt này gần như vô hại đối với cơ thể con người.Tại sao? Vì hàm lượng sắt tăng lên khi dùng chảo sắt là sắt vô cơ. Những gì cơ thể con người cần để hấp thụ là sắt ở dạng hợp chất hữu cơ, còn được gọi là sắt heme. Tỷ lệ hấp thụ sắt heme trong cơ thể người khoảng 30% đến 35%, trong khi tỷ lệ hấp thụ sắt non-heme từ chảo sắt không cao, ước tính dưới 3%.Rõ ràng, việc bổ sung sắt bằng cách sử dụng chảo, nồi sắt để nấu ăn là không hiệu quả, những người bị thiếu sắt không nên áp dụng cách này. Nếu thiếu máu do thiếu sắt xảy ra, chúng ta phải khắc phục tình trạng thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thịt đỏ và các chế phẩm từ máu, đồng thời cũng có thể thêm một ít vitamin C.Bạn cũng có thể cân nhắc dùng thuốc chuyên bổ sung sắt. Các loại thuốc sắt thông thường cũng rất rẻ. Liều hơn 100 mg mỗi ngày có thể khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt chỉ trong vài tuần.
Thế còn nồi, chảo chống dính thì sao? Ai đã dùng chảo chống dính đều biết nó tốt, dễ sử dụng, tốn ít dầu mỡ, dễ dàng vệ sinh. Nhưng khi đáy nồi bị trầy xước, nổi những đường lốm đốm, hoặc bong cả mảng chống dính lớn, rất nhiều người sợ rằng chất phủ chống dính này có độc.Thực ra, lớp phủ của chảo chống dính có tác dụng cách nhiệt, chất liệu thường được sử dụng là polytetrafluoroethylen (PTFE) hay còn được gọi là Teflon (Teflon). Lớp phủ Teflon sẽ không thay đổi trong phạm vi nhiệt độ từ nhiệt độ bình thường đến 260℃.Nhiệt độ của phương pháp nấu ăn hàng ngày thường chỉ khoảng 200℃, ngay cả khi sử dụng phương pháp chiên, nhiệt độ dầu nói chung không vượt quá 250℃, vì vậy trong nấu ăn bình thường, không cần phải lo lắng sự phân hủy của lớp phủ chống dính sẽ để thải ra các chất độc hại.Cũng có lo ngại rằng axit perfluorooctanoic (PFOA), một chất hỗ trợ chế biến trong quá trình sản xuất Teflon, sẽ gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh PFOA có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cả Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đều cho rằng Teflon và các sản phẩm fluoropolymer tương tự mà người tiêu dùng tiếp xúc không cần phải lo lắng.Nhìn chung, trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần nhiệt độ nấu nướng được kiểm soát phù hợp, không cần lo lắng về sự phân hủy của các chất độc hại từ lớp phủ Teflon của chảo chống dính, điều này sẽ không gây hại cho sức khỏe con người, hãy yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, chảo chống dính cần được bảo dưỡng đúng cách, nếu đáy chảo bị bong tróc nhiều thì nên thay mới. Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec.
Có rất nhiều tranh cãi về việc dùng nồi sắt hay nồi chống dính tốt hơn. Thực tế, nồi chảo bằng sắt không chỉ rẻ mà còn có độ kín hơi tốt, không dễ bị mất nước, khi nấu canh, hầm các món dễ dàng giữ được hương vị thơm ngon ban đầu. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nhược điểm của chảo sắt là rất dễ bị gỉ và nặng, khó sử dụng, nhiều chị em phụ nữ thực sự không thích. Cũng có quan điểm cho rằng nồi sắt, chảo sắt độc hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Quan điểm khác phản biện lại, cho rằng dùng nồi, chảo bằng sắt nấu có thể bổ sung sắt cho cơ thể. Vậy điều này có đúng không?
Thực tế, khi sử dụng chảo sắt để nấu ăn, khi có vết cặn bẩn rơi ra khỏi thành chảo, nó sẽ tiếp xúc với một số chất có tính axit trong thực phẩm, gây ra phản ứng hóa học, biến thành ion sắt và trộn vào thức ăn, có thể làm tăng hàm lượng sắt trong thực phẩm.
Thêm nữa, nấu các thực phẩm chua như cà chua, dưa cải, hoặc thêm giấm, nước chanh... vào các món ăn, thực sự có thể thúc đẩy phản ứng hóa học giữa chảo sắt, nồi sắt và các chất có tính axit, tạo ra nhiều ion sắt hơn. Tuy nhiên, những ion sắt này gần như vô hại đối với cơ thể con người.
Tại sao? Vì hàm lượng sắt tăng lên khi dùng chảo sắt là sắt vô cơ. Những gì cơ thể con người cần để hấp thụ là sắt ở dạng hợp chất hữu cơ, còn được gọi là sắt heme. Tỷ lệ hấp thụ sắt heme trong cơ thể người khoảng 30% đến 35%, trong khi tỷ lệ hấp thụ sắt non-heme từ chảo sắt không cao, ước tính dưới 3%.
Rõ ràng, việc bổ sung sắt bằng cách sử dụng chảo, nồi sắt để nấu ăn là không hiệu quả, những người bị thiếu sắt không nên áp dụng cách này. Nếu thiếu máu do thiếu sắt xảy ra, chúng ta phải khắc phục tình trạng thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thịt đỏ và các chế phẩm từ máu, đồng thời cũng có thể thêm một ít vitamin C.
Bạn cũng có thể cân nhắc dùng thuốc chuyên bổ sung sắt. Các loại thuốc sắt thông thường cũng rất rẻ. Liều hơn 100 mg mỗi ngày có thể khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt chỉ trong vài tuần.
Thế còn nồi, chảo chống dính thì sao? Ai đã dùng chảo chống dính đều biết nó tốt, dễ sử dụng, tốn ít dầu mỡ, dễ dàng vệ sinh. Nhưng khi đáy nồi bị trầy xước, nổi những đường lốm đốm, hoặc bong cả mảng chống dính lớn, rất nhiều người sợ rằng chất phủ chống dính này có độc.
Thực ra, lớp phủ của chảo chống dính có tác dụng cách nhiệt, chất liệu thường được sử dụng là polytetrafluoroethylen (PTFE) hay còn được gọi là Teflon (Teflon). Lớp phủ Teflon sẽ không thay đổi trong phạm vi nhiệt độ từ nhiệt độ bình thường đến 260℃.
Nhiệt độ của phương pháp nấu ăn hàng ngày thường chỉ khoảng 200℃, ngay cả khi sử dụng phương pháp chiên, nhiệt độ dầu nói chung không vượt quá 250℃, vì vậy trong nấu ăn bình thường, không cần phải lo lắng sự phân hủy của lớp phủ chống dính sẽ để thải ra các chất độc hại.
Cũng có lo ngại rằng axit perfluorooctanoic (PFOA), một chất hỗ trợ chế biến trong quá trình sản xuất Teflon, sẽ gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh PFOA có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cả Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đều cho rằng Teflon và các sản phẩm fluoropolymer tương tự mà người tiêu dùng tiếp xúc không cần phải lo lắng.
Nhìn chung, trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần nhiệt độ nấu nướng được kiểm soát phù hợp, không cần lo lắng về sự phân hủy của các chất độc hại từ lớp phủ Teflon của chảo chống dính, điều này sẽ không gây hại cho sức khỏe con người, hãy yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, chảo chống dính cần được bảo dưỡng đúng cách, nếu đáy chảo bị bong tróc nhiều thì nên thay mới.