Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa quan trọng giúp các cầu thủ duy trì sự bền bỉ, dẻo dai và tốc độ trên sân cỏ. Chế độ ăn của các cầu thủ đội tuyển U22 Việt Nam cũng như các cầu thủ nói chung, ở giai đoạn trước, trong và sau tập luyện đều phải tuân theo nguyên tắc như sau. Ảnh: Vietnamnet.Phải luôn đủ năng lượng: Về cơ bản trước và sau trận đấu, dinh dưỡng giống nhau. Tóm lại, dù bất kỳ quá trình nào cũng đòi hỏi cầu thủ phải đủ năng lượng. Cụ thể, chế độ ăn của các cầu thủ Việt cần bao gồm: Tinh bột, protein, vitamin, chất khoáng và nước.Năng lượng cho vận động viên bóng đá bằng tổng năng lượng của người bình thường theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động cộng thêm năng lượng cho việc luyện tập và thi đấu. Một giờ đá bóng ước tính tiêu hao từ 416 đến 678 kcal. Do vậy, chế độ ăn của cầu thủ cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng và năng lượng.Năng lượng quan trọng nhất cho vận động là bột đuờng (carbohydrat) từ gạo, ngũ cốc, bún, phở, mì, nui, bánh mì, trái cây... Chế độ này giúp cơ dự trữ glycogen, là năng lượng quan trọng cho vận động nên chiếm từ 60 đến 70% năng lượng khẩu phần.Đủ các chất dinh dưỡng: Armando Vinci, một chuyên gia trong lĩnh vực thể dục thể thao, người từng làm việc với huấn luyện viên của Chelsea Antonio Conte hơn 10 năm, cho biết: "Dinh dưỡng tác động đến mọi thứ từ mức độ bền bỉ của người chơi, tốc độ phục hồi và tình trạng giấc ngủ của họ".Điều quan trọng là các cầu thủ bóng đá cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng với số lượng phù hợp vào đúng thời điểm để họ đảm bảo thực hiện tốt nhất trên sân cỏ.Nên phối hợp nhiều thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (Tinh bột, protein, vitamin, chất khoáng) trong các bữa ăn chính. Chú ý ăn thêm rau, trái cây để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt cầu thủ ra nước ngoài thi đấu cần chú ý đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.Phân bố bữa ăn hợp lý: Số bữa ăn cần có trong ngày gồm ba bữa chính và từ hai đến ba bữa phụ. Năng lượng phân bố như sau: bữa sáng 20-25%, trưa: 30-35%, chiều: 25-30%, bữa phụ: 10%.Những ngày có tập luyện thi đấu thì thời gian ăn phụ thuộc vào lịch tập luyện và thi đấu. Các bữa phụ thay bằng các bữa ăn trước và ngay sau trận đấu, đảm bảo sức bền và hồi phục tốt, gồm:Bữa ăn trước thi đấu, tập luyện 2-4 giờ. Nên ăn nhiều bột đường (2 g carbohydrat/kg trọng lượng cơ thể). Ăn ít đạm, ít béo, ít chất xơ sẽ giúp nạp glycogen đầy đủ cho cơ, giúp bộ máy tiêu hóa không làm việc quá sức, không bị nặng bụng hay khó tiêu.Bữa ăn ngay sau thi đấu, tập luyện: Ăn uống tại phòng thay đồ ngay sau khi kết thúc bài tập hoặc thi đấu, giúp hồi phục nhanh lượng glycogen đã cạn kiệt trong kho dự trữ của cơ thể, giúp phục hồi tốt khi bước vào đợt thi đấu, tập luyện sau. Thức ăn chủ yếu bột đường với lượng một g carbohydrat/kg/giờ, có thể dùng trái cây tươi hoặc sấy khô, bánh ngọt, mứt, sữa...Ảnh: Zing.Bữa ăn chính sau các trận đấu lớn: Ăn đầy đủ như các bữa chính, nhất là bột đường. Thông thường vận động viên vừa trải qua trận đấu mất sức nhiều, còn mệt nên khó nuốt nếu thức ăn khô, cứng, nên có thể thay đổi món nước cho dễ ăn như lẩu, cháo, súp, phở... Chú ý ăn đủ bún, phở, bánh mì, uống nước trái cây có đường để đủ lượng bột đường.Bổ sung đủ nước: Để chuẩn bị cho 90 phút thi đấu đầy mệt nhọc và căng thẳng, tiêu tốn rất nhiều năng lượng, ngoài ăn ra sao thì vấn đề đảm bảo cung cấp đủ nước cũng là rất quan trọng. Nước có vai trò làm mát cho cơ thể đặc biệt với các vận động viên thể thao và các cầu thủ bóng đá.Nước uống thứ không thể thiếu cho các cầu thủ trong mỗi trận đấu. Các loại nước uống chứa carbohydrate sẽ tiếp năng lượng và cung cấp chất điện giải, giúp cơ thể hấp thụ và giữ nước, bù lại lượng mồ hôi thoát ra. Ngoài ra, nước ép trái cây thường được các cầu thủ uống sau khi trận đấu kết thúc.Ảnh: Internet.Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa quan trọng giúp các cầu thủ duy trì sự bền bỉ, dẻo dai và tốc độ trên sân cỏ. Chế độ ăn của các cầu thủ đội tuyển U22 Việt Nam cũng như các cầu thủ nói chung, ở giai đoạn trước, trong và sau tập luyện đều phải tuân theo nguyên tắc như sau. Ảnh: Vietnamnet.
Phải luôn đủ năng lượng: Về cơ bản trước và sau trận đấu, dinh dưỡng giống nhau. Tóm lại, dù bất kỳ quá trình nào cũng đòi hỏi cầu thủ phải đủ năng lượng. Cụ thể, chế độ ăn của các cầu thủ Việt cần bao gồm: Tinh bột, protein, vitamin, chất khoáng và nước.
Năng lượng cho vận động viên bóng đá bằng tổng năng lượng của người bình thường theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động cộng thêm năng lượng cho việc luyện tập và thi đấu. Một giờ đá bóng ước tính tiêu hao từ 416 đến 678 kcal. Do vậy, chế độ ăn của cầu thủ cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng và năng lượng.
Năng lượng quan trọng nhất cho vận động là bột đuờng (carbohydrat) từ gạo, ngũ cốc, bún, phở, mì, nui, bánh mì, trái cây... Chế độ này giúp cơ dự trữ glycogen, là năng lượng quan trọng cho vận động nên chiếm từ 60 đến 70% năng lượng khẩu phần.
Đủ các chất dinh dưỡng: Armando Vinci, một chuyên gia trong lĩnh vực thể dục thể thao, người từng làm việc với huấn luyện viên của Chelsea Antonio Conte hơn 10 năm, cho biết: "Dinh dưỡng tác động đến mọi thứ từ mức độ bền bỉ của người chơi, tốc độ phục hồi và tình trạng giấc ngủ của họ".
Điều quan trọng là các cầu thủ bóng đá cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng với số lượng phù hợp vào đúng thời điểm để họ đảm bảo thực hiện tốt nhất trên sân cỏ.
Nên phối hợp nhiều thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (Tinh bột, protein, vitamin, chất khoáng) trong các bữa ăn chính. Chú ý ăn thêm rau, trái cây để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt cầu thủ ra nước ngoài thi đấu cần chú ý đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phân bố bữa ăn hợp lý: Số bữa ăn cần có trong ngày gồm ba bữa chính và từ hai đến ba bữa phụ. Năng lượng phân bố như sau: bữa sáng 20-25%, trưa: 30-35%, chiều: 25-30%, bữa phụ: 10%.
Những ngày có tập luyện thi đấu thì thời gian ăn phụ thuộc vào lịch tập luyện và thi đấu. Các bữa phụ thay bằng các bữa ăn trước và ngay sau trận đấu, đảm bảo sức bền và hồi phục tốt, gồm:
Bữa ăn trước thi đấu, tập luyện 2-4 giờ. Nên ăn nhiều bột đường (2 g carbohydrat/kg trọng lượng cơ thể). Ăn ít đạm, ít béo, ít chất xơ sẽ giúp nạp glycogen đầy đủ cho cơ, giúp bộ máy tiêu hóa không làm việc quá sức, không bị nặng bụng hay khó tiêu.
Bữa ăn ngay sau thi đấu, tập luyện: Ăn uống tại phòng thay đồ ngay sau khi kết thúc bài tập hoặc thi đấu, giúp hồi phục nhanh lượng glycogen đã cạn kiệt trong kho dự trữ của cơ thể, giúp phục hồi tốt khi bước vào đợt thi đấu, tập luyện sau. Thức ăn chủ yếu bột đường với lượng một g carbohydrat/kg/giờ, có thể dùng trái cây tươi hoặc sấy khô, bánh ngọt, mứt, sữa...Ảnh: Zing.
Bữa ăn chính sau các trận đấu lớn: Ăn đầy đủ như các bữa chính, nhất là bột đường. Thông thường vận động viên vừa trải qua trận đấu mất sức nhiều, còn mệt nên khó nuốt nếu thức ăn khô, cứng, nên có thể thay đổi món nước cho dễ ăn như lẩu, cháo, súp, phở... Chú ý ăn đủ bún, phở, bánh mì, uống nước trái cây có đường để đủ lượng bột đường.
Bổ sung đủ nước: Để chuẩn bị cho 90 phút thi đấu đầy mệt nhọc và căng thẳng, tiêu tốn rất nhiều năng lượng, ngoài ăn ra sao thì vấn đề đảm bảo cung cấp đủ nước cũng là rất quan trọng. Nước có vai trò làm mát cho cơ thể đặc biệt với các vận động viên thể thao và các cầu thủ bóng đá.
Nước uống thứ không thể thiếu cho các cầu thủ trong mỗi trận đấu. Các loại nước uống chứa carbohydrate sẽ tiếp năng lượng và cung cấp chất điện giải, giúp cơ thể hấp thụ và giữ nước, bù lại lượng mồ hôi thoát ra. Ngoài ra, nước ép trái cây thường được các cầu thủ uống sau khi trận đấu kết thúc.Ảnh: Internet.
Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.