Mắc chứng tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ceton tích tụ trong cơ thể. Lượng ceton quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.Khi mắc, bệnh nhân còn có các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác như thường xuyên cảm thấy khát, đói, thị lực giảm, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi, giảm khả năng nếm vị ngọt trong thực phẩm.Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên thăm khám để được bác sĩ có chuyên môn điều trị. Lúc này, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin nhằm duy trì đường huyết ổn định, tránh làm đường huyết dao động quá mức, gây ra các biến chứng nguy hiểm.Viêm nhiễm. Một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn có thể gây ra vị ngọt trong miệng. Trong số đó, viêm nhiễm đường hô hấp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cảm nhận vị của não.Mặt khác, các bệnh viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang cũng khiến nước bọt có nhiều glucose. Glucose là một loại đường nên có thể gây ra cảm giác ngọt trong miệng. Chỉ khi điều trị tận gốc, cảm giác miệng ngọt bất thường mới được cải thiện.Trào ngược dạ dày, thực quản. Hơn nửa số bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản ghi nhận có vị kim loại hoặc vị ngọt trong miệng. Nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng.Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Bằng cách tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, không nên ngồi, nằm ngay sau bữa ăn.Các vấn đề về thần kinh. Khi thần kinh bị tổn thương, trong miệng cũng xuất hiện vị ngọt dai dẳng. Đặc biệt, bệnh nhân động kinh kèm đột quỵ, co giật thường có cảm giác này. Tình trạng xuất phát bởi rối loạn cảm giác, ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan như khứu giác, vị giác.Thông thường, mức độ rối loạn của bệnh nhân sẽ ngày càng nặng hơn, khó tự hồi phục. Chỉ khi bệnh chính được kiểm soát thì vấn đề miệng ngọt bất thường mới có thể thuyên giảm.Mang thai. Một số trường hợp mẹ bầu được ghi nhận xuất hiện tình trạng miệng ngọt bất thường. Chuyên gia giải thích, nồng độ hormone trong cơ thể, hệ tiêu hóa mẹ bầu có sự thay đổi lớn. Điều đó ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác.Dù vậy, mẹ bầu cần hết sức cảnh giác khi miệng có vị ngọt kèm biểu hiện thường xuyên đi tiểu, đa ối, sụt cân, suy nhược cơ thể. Rất có khả năng cơ thể đang có vấn đề về đường huyết.Ung thư phổi. Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ xuất hiện vị ngọt trong miệng. Tình trạng này bắt nguồn từ các tế bào ung thư phổi, đường hô hấp làm tăng lượng hormone. Từ đó, ảnh hưởng đến cảm nhận vị giác. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Mắc chứng tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ceton tích tụ trong cơ thể. Lượng ceton quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.
Khi mắc, bệnh nhân còn có các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác như thường xuyên cảm thấy khát, đói, thị lực giảm, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi, giảm khả năng nếm vị ngọt trong thực phẩm.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên thăm khám để được bác sĩ có chuyên môn điều trị. Lúc này, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin nhằm duy trì đường huyết ổn định, tránh làm đường huyết dao động quá mức, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm nhiễm. Một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn có thể gây ra vị ngọt trong miệng. Trong số đó, viêm nhiễm đường hô hấp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cảm nhận vị của não.
Mặt khác, các bệnh viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang cũng khiến nước bọt có nhiều glucose. Glucose là một loại đường nên có thể gây ra cảm giác ngọt trong miệng. Chỉ khi điều trị tận gốc, cảm giác miệng ngọt bất thường mới được cải thiện.
Trào ngược dạ dày, thực quản. Hơn nửa số bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản ghi nhận có vị kim loại hoặc vị ngọt trong miệng. Nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng.
Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Bằng cách tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, không nên ngồi, nằm ngay sau bữa ăn.
Các vấn đề về thần kinh. Khi thần kinh bị tổn thương, trong miệng cũng xuất hiện vị ngọt dai dẳng. Đặc biệt, bệnh nhân động kinh kèm đột quỵ, co giật thường có cảm giác này. Tình trạng xuất phát bởi rối loạn cảm giác, ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan như khứu giác, vị giác.
Thông thường, mức độ rối loạn của bệnh nhân sẽ ngày càng nặng hơn, khó tự hồi phục. Chỉ khi bệnh chính được kiểm soát thì vấn đề miệng ngọt bất thường mới có thể thuyên giảm.
Mang thai. Một số trường hợp mẹ bầu được ghi nhận xuất hiện tình trạng miệng ngọt bất thường. Chuyên gia giải thích, nồng độ hormone trong cơ thể, hệ tiêu hóa mẹ bầu có sự thay đổi lớn. Điều đó ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác.
Dù vậy, mẹ bầu cần hết sức cảnh giác khi miệng có vị ngọt kèm biểu hiện thường xuyên đi tiểu, đa ối, sụt cân, suy nhược cơ thể. Rất có khả năng cơ thể đang có vấn đề về đường huyết.
Ung thư phổi. Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ xuất hiện vị ngọt trong miệng. Tình trạng này bắt nguồn từ các tế bào ung thư phổi, đường hô hấp làm tăng lượng hormone. Từ đó, ảnh hưởng đến cảm nhận vị giác. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.