“Tất cả người dân Hy Lạp đang trải qua thời kỳ khó khăn”, Eva Agkisalaki, 61 tuổi, một giáo viên nghỉ hưu chia sẻ. Được biết, bà Agkisalaki đang làm việc tình nguyện tại một trung tâm phân phát đồ ăn và nhận được đồ ăn miễn phí tại đây.“Chúng tôi đang sống một cuộc sống bần cùng. Chúng tôi chỉ tồn tại qua ngày mà thôi”, bà Agkisalaki thở dài.Theo dữ liệu của Eurostat, 22,2% dân số Hy Lạp đối diện với tình trạng thiếu thốn nặng về mặt vật chất năm 2015. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức đỉnh điểm 28% xuống 23% nhưng đây vẫn là tỷ lệ cao nhất trong Liên minh Châu Âu (EU).Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu, hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa, nền kinh tế sa sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.Theo một cuộc khảo sát, hơn 75% hộ gia đình bị giảm thu nhập đáng kể trong năm qua. 1/3 số hộ có ít nhất 1 thành viên trong gia đình thất nghiệp và 40% hộ gia đình cho biết họ phải cắt giảm chi tiêu ăn uống.Được biết, Agkisalaki đã không đủ điều kiện nhận lương hưu do hợp đồng lao động của bà đã chấm dứt giữa lúc chính phủ nâng mức tuổi nghỉ hưu lên 67.“Tôi không thể tìm việc trong khi lương hưu của chồng tôi lại bị cắt giảm từ 980 euro xuống 600 euro”, bà Agkisalaki chia sẻ.Mọi người ngồi trong địa điểm phân phát đồ ăn miễn phí.Evangelia Konsta, người quản lý trung tâm phân phát đồ ăn miễn phí này, cho biết số người tới đây tăng hơn gấp đôi trong vòng hai năm.“Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn. Có những người thậm chí còn không có nổi 1 euro”, Konsta cho hay. Dường như, người dân ở Hy Lạp không còn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn phía trước.“Tôi nghĩ rằng ai cũng cảm thấy lo lắng cho tương lai của mình”, bà Dimitra, một người đã về hưu, bày tỏ. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Tất cả người dân Hy Lạp đang trải qua thời kỳ khó khăn”, Eva Agkisalaki, 61 tuổi, một giáo viên nghỉ hưu chia sẻ. Được biết, bà Agkisalaki đang làm việc tình nguyện tại một trung tâm phân phát đồ ăn và nhận được đồ ăn miễn phí tại đây.
“Chúng tôi đang sống một cuộc sống bần cùng. Chúng tôi chỉ tồn tại qua ngày mà thôi”, bà Agkisalaki thở dài.
Theo dữ liệu của Eurostat, 22,2% dân số Hy Lạp đối diện với tình trạng thiếu thốn nặng về mặt vật chất năm 2015. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức đỉnh điểm 28% xuống 23% nhưng đây vẫn là tỷ lệ cao nhất trong Liên minh Châu Âu (EU).
Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu, hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa, nền kinh tế sa sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Theo một cuộc khảo sát, hơn 75% hộ gia đình bị giảm thu nhập đáng kể trong năm qua. 1/3 số hộ có ít nhất 1 thành viên trong gia đình thất nghiệp và 40% hộ gia đình cho biết họ phải cắt giảm chi tiêu ăn uống.
Được biết, Agkisalaki đã không đủ điều kiện nhận lương hưu do hợp đồng lao động của bà đã chấm dứt giữa lúc chính phủ nâng mức tuổi nghỉ hưu lên 67.
“Tôi không thể tìm việc trong khi lương hưu của chồng tôi lại bị cắt giảm từ 980 euro xuống 600 euro”, bà Agkisalaki chia sẻ.
Mọi người ngồi trong địa điểm phân phát đồ ăn miễn phí.
Evangelia Konsta, người quản lý trung tâm phân phát đồ ăn miễn phí này, cho biết số người tới đây tăng hơn gấp đôi trong vòng hai năm.
“Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn. Có những người thậm chí còn không có nổi 1 euro”, Konsta cho hay. Dường như, người dân ở Hy Lạp không còn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn phía trước.
“Tôi nghĩ rằng ai cũng cảm thấy lo lắng cho tương lai của mình”, bà Dimitra, một người đã về hưu, bày tỏ. (Nguồn ảnh: Reuters)