Khi bị muỗi đốt: Để có thể tránh da sưng phồng, ngứa ngáy hay để lại vết thâm do muỗi cắn, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ để làm dịu vết thương cho bé sơ sinh. Với trẻ lớn hơn, mẹ lấy đá để vào khăn mỏng và xoa đều lên vết côn trùng đốt.Các loại gia vị nhà bếp như hành, tỏi, mật ong, chanh, bột nở hay kem đánh răng cũng hiệu quả khi dùng để bôi lên vết muỗi đốt. Chúng sẽ làm giảm sưng đau và ngứa, vết thương nhanh xẹp và làm trung hòa chất độc do muỗi đốt.Khi bị sâu róm đốt: Nếu bé vô tình chạm phải sâu róm, các độc tố trên gai sâu róm sẽ khiến vùng da bị tiếp xúc đau nhức dữ dội. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa.Khi trẻ bị sâu róm đốt mẹ cần xử lý ngay bằng cách dùng cây hất sâu róm ra, lấy khăn lông lau sạch lông gai sâu róm. Tiếp tục rửa da bằng nước sạch, chườm nước đá giảm sưng ngứa và không cho trẻ gãi.Khi bị ong đốt: Khi trẻ bị ong đốt, mẹ phải sơ cứu ngay lập tức và theo dõi vết thương. Đối với các loài ong không có độc, mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu bị ong vò vẽ hay ong đất chích thì phải dùng nhíp đã khử trùng nhổ nọc ong ra ngoài ngay lập tức. Sau đó rửa sạch vết ong đốt bằng thuốc tím hoặc nước vôi trong hay nước xà phòng loãng. Tiếp tục chườm nước đá lạnh lên vết chích để giảm sưng, đau.Mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp giảm đau hoặc giải độc theo dân gian như dùng các loại cây cỏ chà xát lên vết đốt để giải nọc độc. Vì bản chất của nọc ong là protein, khi gặp các hoạt chất trong cây lá sẽ tạo thành chất kết tủa và tự giải độc.Khi bị kiến đốt: Đối với trường hợp kiến đỏ hoặc kiến lửa cắn, mẹ chỉ cần làm dịu vết cắn bằng xà phòng, sau đó chườm đá lạnh khoảng 10 phút hoặc bôi thuốc mỡ để vết cắn dịu hơn.Trong trường hợp trẻ bị kiến ba khoang cắn mẹ cần hết sức lưu ý và cần rửa vế thương cho bé bằng nước muối sinh lý ngày 3-4 lần, sau đó bôi các thuốc làm dịu da. Cần giữ cho trẻ không ngãi ngứa vì sẽ làm vết thương lan rộng, có thể gây nhiễm trùng da toàn thân, rất khó điều trị.
Khi bị muỗi đốt: Để có thể tránh da sưng phồng, ngứa ngáy hay để lại vết thâm do muỗi cắn, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ để làm dịu vết thương cho bé sơ sinh. Với trẻ lớn hơn, mẹ lấy đá để vào khăn mỏng và xoa đều lên vết côn trùng đốt.
Các loại gia vị nhà bếp như hành, tỏi, mật ong, chanh, bột nở hay kem đánh răng cũng hiệu quả khi dùng để bôi lên vết muỗi đốt. Chúng sẽ làm giảm sưng đau và ngứa, vết thương nhanh xẹp và làm trung hòa chất độc do muỗi đốt.
Khi bị sâu róm đốt: Nếu bé vô tình chạm phải sâu róm, các độc tố trên gai sâu róm sẽ khiến vùng da bị tiếp xúc đau nhức dữ dội. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa.
Khi trẻ bị sâu róm đốt mẹ cần xử lý ngay bằng cách dùng cây hất sâu róm ra, lấy khăn lông lau sạch lông gai sâu róm. Tiếp tục rửa da bằng nước sạch, chườm nước đá giảm sưng ngứa và không cho trẻ gãi.
Khi bị ong đốt: Khi trẻ bị ong đốt, mẹ phải sơ cứu ngay lập tức và theo dõi vết thương. Đối với các loài ong không có độc, mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu bị ong vò vẽ hay ong đất chích thì phải dùng nhíp đã khử trùng nhổ nọc ong ra ngoài ngay lập tức. Sau đó rửa sạch vết ong đốt bằng thuốc tím hoặc nước vôi trong hay nước xà phòng loãng. Tiếp tục chườm nước đá lạnh lên vết chích để giảm sưng, đau.
Mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp giảm đau hoặc giải độc theo dân gian như dùng các loại cây cỏ chà xát lên vết đốt để giải nọc độc. Vì bản chất của nọc ong là protein, khi gặp các hoạt chất trong cây lá sẽ tạo thành chất kết tủa và tự giải độc.
Khi bị kiến đốt: Đối với trường hợp kiến đỏ hoặc kiến lửa cắn, mẹ chỉ cần làm dịu vết cắn bằng xà phòng, sau đó chườm đá lạnh khoảng 10 phút hoặc bôi thuốc mỡ để vết cắn dịu hơn.
Trong trường hợp trẻ bị kiến ba khoang cắn mẹ cần hết sức lưu ý và cần rửa vế thương cho bé bằng nước muối sinh lý ngày 3-4 lần, sau đó bôi các thuốc làm dịu da. Cần giữ cho trẻ không ngãi ngứa vì sẽ làm vết thương lan rộng, có thể gây nhiễm trùng da toàn thân, rất khó điều trị.