Nguyên tắc cần nhớ khi sơ cứu chảy máu ồ ạt là cần hành động nhanh để tránh mất máu và sốc. Khi xử lý vết thương chảy máu, dù to hay nhỏ, cần đặt trẻ ở tư thế nghỉ như ngồi hoặc nằm. Tốt nhất nên để trẻ nằm trên chăn hoặc thảm để tránh mất nhiệt, nếu được thì cho trẻ gác chân cao lên. Khi cần dựng người hoặc di chuyển trẻ, lưu ý vết thương luôn cần phải cao hơn tim. Điều này có tác dụng làm giảm lượng máu chảy qua vết thương. Trước khi tìm cách cầm máu, cần rửa tay cho thật sạch để giảm nguy cơ bị viêm. Tốt nhất là nên đi găng tay. Dùng băng gạc tiệt trùng hoặc vải sạch ấn chặt vào vết thương để cầm máu, thời gian tối thiểu phải là 5 phút. Khi tình trạng chảy máu đã chậm lại hoặc ngừng, dùng băng dính dán để giữ. Nếu vết thương bị dính bẩn thì có thể làm sạch qua bằng nước sạch, mát hoặc ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng. Có thể dùng nước đóng chai hoặc nước muối để làm sạch vết thương. Không dùng cồn, i-ốt, thuốc đỏ, nước oxy già hay các chất tương tự để rửa vết thương vì những dung dịch này gây đau và/hoặc kích thích. Trong trường hợp vết thương bị dính với vật gây vết thương thì không được lấy ra vì có thể khiến tình trạng chảy máu xấu hơn. Thay vào đó, dùng bông gạc che vết thương lại, không được ấn hay đẩy khiến vết thương bị găm sâu hơn, rồi dùng băng bó lại cả trên và dưới vết thương rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế. Trường hợp đặc biệt không được dùng tay ấn lên để cầm máu là vết thương ở mắt, vết thương vẫn bị dính vật gây vết thương, vết thương là nội tạng đã bị xổ ra ngoài và sai vị trí. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay trong những trường hợp sau: Tình trạng chảy máu kéo dài quá 5 phút mặc dù đã ấn giữ vết thương; vết thương chưa được làm sạch đúng cách hoặc vết thương quá bẩn; trẻ có dấu hiệu bị sốc, vết thương trên cổ hoặc trên mặt trẻ; vết thương do bỏng điện, do người hoặc động vật cắn, do bỏng; vết thương bị dính với vật gây vết thương không lấy ra được; vết thương sâu rộng, trông như cần phải khâu; trẻ chưa tiêm phòng uốn ván hoặc đã tiêm phòng uốn ván hơn 10 năm. Nếu trẻ có dấu hiệu chảy máu trong như máu đổ ra từ miệng, mũi, tai hoặc hậu môn; nôn mửa hoặc ho ra máu; bụng sưng hoặc rất mềm, da lạnh và ẩm ướt; bầm tím nặng nề; khát nước; hoặc trẻ có những dấu hiệu bị sốc như da tái nhợt, giảm thân nhiệt, đổ mồ hôi, thở nhanh, mất tỉnh táo thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên tắc cần nhớ khi sơ cứu chảy máu ồ ạt là cần hành động nhanh để tránh mất máu và sốc.
Khi xử lý vết thương chảy máu, dù to hay nhỏ, cần đặt trẻ ở tư thế nghỉ như ngồi hoặc nằm. Tốt nhất nên để trẻ nằm trên chăn hoặc thảm để tránh mất nhiệt, nếu được thì cho trẻ gác chân cao lên.
Khi cần dựng người hoặc di chuyển trẻ, lưu ý vết thương luôn cần phải cao hơn tim. Điều này có tác dụng làm giảm lượng máu chảy qua vết thương.
Trước khi tìm cách cầm máu, cần rửa tay cho thật sạch để giảm nguy cơ bị viêm. Tốt nhất là nên đi găng tay. Dùng băng gạc tiệt trùng hoặc vải sạch ấn chặt vào vết thương để cầm máu, thời gian tối thiểu phải là 5 phút. Khi tình trạng chảy máu đã chậm lại hoặc ngừng, dùng băng dính dán để giữ.
Nếu vết thương bị dính bẩn thì có thể làm sạch qua bằng nước sạch, mát hoặc ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng. Có thể dùng nước đóng chai hoặc nước muối để làm sạch vết thương. Không dùng cồn, i-ốt, thuốc đỏ, nước oxy già hay các chất tương tự để rửa vết thương vì những dung dịch này gây đau và/hoặc kích thích.
Trong trường hợp vết thương bị dính với vật gây vết thương thì không được lấy ra vì có thể khiến tình trạng chảy máu xấu hơn. Thay vào đó, dùng bông gạc che vết thương lại, không được ấn hay đẩy khiến vết thương bị găm sâu hơn, rồi dùng băng bó lại cả trên và dưới vết thương rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Trường hợp đặc biệt không được dùng tay ấn lên để cầm máu là vết thương ở mắt, vết thương vẫn bị dính vật gây vết thương, vết thương là nội tạng đã bị xổ ra ngoài và sai vị trí.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay trong những trường hợp sau: Tình trạng chảy máu kéo dài quá 5 phút mặc dù đã ấn giữ vết thương; vết thương chưa được làm sạch đúng cách hoặc vết thương quá bẩn; trẻ có dấu hiệu bị sốc, vết thương trên cổ hoặc trên mặt trẻ; vết thương do bỏng điện, do người hoặc động vật cắn, do bỏng; vết thương bị dính với vật gây vết thương không lấy ra được; vết thương sâu rộng, trông như cần phải khâu; trẻ chưa tiêm phòng uốn ván hoặc đã tiêm phòng uốn ván hơn 10 năm.
Nếu trẻ có dấu hiệu chảy máu trong như máu đổ ra từ miệng, mũi, tai hoặc hậu môn; nôn mửa hoặc ho ra máu; bụng sưng hoặc rất mềm, da lạnh và ẩm ướt; bầm tím nặng nề; khát nước; hoặc trẻ có những dấu hiệu bị sốc như da tái nhợt, giảm thân nhiệt, đổ mồ hôi, thở nhanh, mất tỉnh táo thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức.