Dạy bé cách giao tiếp mắt. Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội. Có thể sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.Tham gia chơi và hoạt động cùng con. Cha mẹ hãy quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.Dạy bé tập ngồi. Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ đồng thời biết chờ đợi và chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.Dạy con biết thế nào là tương tác. Trong các hoạt động với con bị tự kỷ bố mẹ cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác. Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.Tạo ra nhu cầu cho bé. Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ. Đây là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.Có thể tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau: Để đồ lên cao. Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với, để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp; Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích...Trợ giúp trẻ, cầm tay chỉ việc cho con. Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm.
Dạy bé cách giao tiếp mắt. Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội. Có thể sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.
Tham gia chơi và hoạt động cùng con. Cha mẹ hãy quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.
Dạy bé tập ngồi. Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ đồng thời biết chờ đợi và chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.
Dạy con biết thế nào là tương tác. Trong các hoạt động với con bị tự kỷ bố mẹ cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác. Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.
Tạo ra nhu cầu cho bé. Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ. Đây là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.
Có thể tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau: Để đồ lên cao. Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với, để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp; Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích...
Trợ giúp trẻ, cầm tay chỉ việc cho con. Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm.