Hương vị đồng quê được thể hiện rõ nét trong món ăn được làm từ những con cà niễng cư trú ở trong các bãi gò nơi chuyên trồng lạc, ngô, khoai. Cà niễng rang cùng với gia vị nêm nếm vừa miệng đó là món ăn giản dị và được đặt trong mâm cơm cùng với các món canh rau.Đọc sử, ngày xưa, trong các "vật phẩm" của nước ta mang sang cống các vua thời phong kiến Trung Quốc, trong đó có cà cuống, được liệt vào "sơn hào hải vị". Cà niễng được xem như có họ hàng với cà cuống vì chúng sở hữu ngoại hình khá giống nhau, cùng xuất hiện trên những cánh đồng quê.Nếu cà cuống gây ấn tượng bởi vị cay nồng, thì cà niễng cũng bùi, ngậy và thơm ngon không kém. Người Ninh Bình còn gọi cà niễng bằng cái tên: “sâu nước”.Cà niễng thường nhỏ như đầu ngón tay út, cánh đen, hơi cứng. Nó sống nơi ruộng nước, chỗ có nhiều cỏ năn, cỏ lác hoặc nhiều rong rêu.Người đánh dậm, người dui tép và các em thả vuông lưới nhỏ - cái te cất tép - thường "vớ" được cà niễng. Loại này, thường béo, mình tròn kiểu hạt bòng nhưng đậm hơn, sống "hiền" nên dễ xúc bắt.Cà niễng mang về cần vặt hết chân, bỏ cánh, moi bụng rồi rửa sạch, để cho khô nước. Tiếp đó, đầu bếp chỉ cần rang lên, nêm mắm muối vừa phải là đã thành một món ăn đồng quê đích thực. Có người sành ăn hơn, nhất thiết yêu cầu món ăn phải được thêm vào chút nước muối cà.Trong trăm loại món ăn đồng quê, cà niễng rang có hương vị riêng, không lẫn với bất cứ món nào.Người mới gặp cà niễng lần đầu hẳn sẽ không thể ngờ đây là đặc sản của vùng cố đô, không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức. Ảnh minh họa: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Hương vị đồng quê được thể hiện rõ nét trong món ăn được làm từ những con cà niễng cư trú ở trong các bãi gò nơi chuyên trồng lạc, ngô, khoai. Cà niễng rang cùng với gia vị nêm nếm vừa miệng đó là món ăn giản dị và được đặt trong mâm cơm cùng với các món canh rau.
Đọc sử, ngày xưa, trong các "vật phẩm" của nước ta mang sang cống các vua thời phong kiến Trung Quốc, trong đó có cà cuống, được liệt vào "sơn hào hải vị". Cà niễng được xem như có họ hàng với cà cuống vì chúng sở hữu ngoại hình khá giống nhau, cùng xuất hiện trên những cánh đồng quê.
Nếu cà cuống gây ấn tượng bởi vị cay nồng, thì cà niễng cũng bùi, ngậy và thơm ngon không kém. Người Ninh Bình còn gọi cà niễng bằng cái tên: “sâu nước”.
Cà niễng thường nhỏ như đầu ngón tay út, cánh đen, hơi cứng. Nó sống nơi ruộng nước, chỗ có nhiều cỏ năn, cỏ lác hoặc nhiều rong rêu.
Người đánh dậm, người dui tép và các em thả vuông lưới nhỏ - cái te cất tép - thường "vớ" được cà niễng. Loại này, thường béo, mình tròn kiểu hạt bòng nhưng đậm hơn, sống "hiền" nên dễ xúc bắt.
Cà niễng mang về cần vặt hết chân, bỏ cánh, moi bụng rồi rửa sạch, để cho khô nước. Tiếp đó, đầu bếp chỉ cần rang lên, nêm mắm muối vừa phải là đã thành một món ăn đồng quê đích thực. Có người sành ăn hơn, nhất thiết yêu cầu món ăn phải được thêm vào chút nước muối cà.
Trong trăm loại món ăn đồng quê, cà niễng rang có hương vị riêng, không lẫn với bất cứ món nào.
Người mới gặp cà niễng lần đầu hẳn sẽ không thể ngờ đây là đặc sản của vùng cố đô, không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức. Ảnh minh họa: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.