Cá không chỉ thơm ngon dễ ăn mà còn chứa lượng lớn protein, i-ốt, vitamin, khoáng chất, magiê, kẽm, axit béo omega-3 và phốt pho...Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, thịt cá còn đặc biệt chứa nhiều axit folic, vitamin B2, B12... có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tiêu sưng, thông sữa, thanh nhiệt, giải độc, trị ho, hạ khí...Để tốt cho sức khỏe, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng đưa ra khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần để tận dụng nguồn omega – 3 tốt cho tim mạch trong chúng. Dù vậy, khi chế biến bạn cần đặc biệt chú ý loại bỏ 4 bộ phận cực độc ở cá kẻo ăn nhiều khiến “tiền mất tật mang”.Bộ phận cực độc ở cá - Đầu. Đầu cá có phần não chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Trong khi đó, phần mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic mang lại tác dụng tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.Đầu được cho là bộ phận cực độc ở cá, ăn nhiều không có lợi. Nguyên nhân bởi chúng có khả năng dễ tích tụ độc tố. Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng thủy ngân trong thịt và trứng cá không thay đổi nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, lượng thủy ngân tích tụ trong não, da cá lại tăng lên đáng kể.Vì vậy, bạn không nên lựa chọn những con cá được nuôi lâu năm, những con sống ở tầng đáy để tránh hấp thụ lượng thủy ngân không tốt cho sức khỏe.Bộ phận cực độc ở cá - Mật. Không ít người truyền tai nhau mẹo nuốt mật cá (mật cá trắm đen, trắm trắng) để trị bệnh... Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ngộ độc, trường hợp nặng thậm chí gây tử vong.Túi mật là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc như axit mật, axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn, nuốt.Do đó khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến bởi không dễ loại bỏ độc tố ngay cả khi đun ở nhiệt độ cao.Bộ phận cực độc ở cá - Màng đen vùng bụng. Lớp màng đen trong bụng thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Lớp màng đen được đánh giá là phần tanh, chứa nhiều đất nhất trên cơ thể cá.Màng đen bụng cá cũng chứa nhiều histamine, lipid và lysozyme. Khi đi vào cơ thể, chúng gây khó chịu. Phần này ăn cũng không ngon tốt nhất nên loại bỏ.Bộ phận cực độc ở cá - Ruột. Ruột là bộ phận bẩn nhất của con cá bởi chúng sống dưới nước, dễ bị nhiễm các loại độc tố, kí sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, một số loài ăn tạp, thức ăn đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.Nếu thích món ruột, bạn chọn cẩn thận lựa chọn và chế biến. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp giảm cân. Nguồn: Zingnews.
Cá không chỉ thơm ngon dễ ăn mà còn chứa lượng lớn protein, i-ốt, vitamin, khoáng chất, magiê, kẽm, axit béo omega-3 và phốt pho...
Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, thịt cá còn đặc biệt chứa nhiều axit folic, vitamin B2, B12... có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tiêu sưng, thông sữa, thanh nhiệt, giải độc, trị ho, hạ khí...
Để tốt cho sức khỏe, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng đưa ra khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần để tận dụng nguồn omega – 3 tốt cho tim mạch trong chúng. Dù vậy, khi chế biến bạn cần đặc biệt chú ý loại bỏ 4 bộ phận cực độc ở cá kẻo ăn nhiều khiến “tiền mất tật mang”.
Bộ phận cực độc ở cá - Đầu. Đầu cá có phần não chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Trong khi đó, phần mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic mang lại tác dụng tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.
Đầu được cho là bộ phận cực độc ở cá, ăn nhiều không có lợi. Nguyên nhân bởi chúng có khả năng dễ tích tụ độc tố. Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng thủy ngân trong thịt và trứng cá không thay đổi nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, lượng thủy ngân tích tụ trong não, da cá lại tăng lên đáng kể.
Vì vậy, bạn không nên lựa chọn những con cá được nuôi lâu năm, những con sống ở tầng đáy để tránh hấp thụ lượng thủy ngân không tốt cho sức khỏe.
Bộ phận cực độc ở cá - Mật. Không ít người truyền tai nhau mẹo nuốt mật cá (mật cá trắm đen, trắm trắng) để trị bệnh... Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ngộ độc, trường hợp nặng thậm chí gây tử vong.
Túi mật là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc như axit mật, axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn, nuốt.
Do đó khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến bởi không dễ loại bỏ độc tố ngay cả khi đun ở nhiệt độ cao.
Bộ phận cực độc ở cá - Màng đen vùng bụng. Lớp màng đen trong bụng thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Lớp màng đen được đánh giá là phần tanh, chứa nhiều đất nhất trên cơ thể cá.
Màng đen bụng cá cũng chứa nhiều histamine, lipid và lysozyme. Khi đi vào cơ thể, chúng gây khó chịu. Phần này ăn cũng không ngon tốt nhất nên loại bỏ.
Bộ phận cực độc ở cá - Ruột. Ruột là bộ phận bẩn nhất của con cá bởi chúng sống dưới nước, dễ bị nhiễm các loại độc tố, kí sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, một số loài ăn tạp, thức ăn đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.
Nếu thích món ruột, bạn chọn cẩn thận lựa chọn và chế biến. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp giảm cân. Nguồn: Zingnews.