Ngày 6/10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 cập nhật lần thứ 7, trong đó, bổ sung thuốc kháng virus, kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới. Ảnh: Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: SK&ĐS.Theo hướng dẫn mới, 3 loại thuốc kháng virus trị COVID-19 được đưa vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir 200mg dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Molnupiravir 400mg dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ với lưu ý liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Ảnh: SK&ĐS.Trong đó, thuốc Molnupiravir là dạng viên uống, do hãng dược phẩm Mỹ Merck và công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển. Ảnh: Reuters.Hãng Reuters dẫn kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, thuốc viên kháng virus Molnupiravir hiệu quả đối với mọi biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả biến thể Delta vốn có khả năng lây lan nhanh. Ảnh: Reuters.Cơ chế kháng virus của Molnupiravir là nhắm vào các polymerase, một loại enzyme cần thiết để virus tạo ra các bản sao của chính nó, qua đó ngăn nCoV nhân lên trong tế bào người. Ảnh: CNBC.Dữ liệu cho thấy rằng thuốc có hiệu quả nhất khi bệnh nhân uống vào lúc mới nhiễm virus SARS-CoV-2. Được biết, thuốc viên kháng virus Monupiravir đang trong thử nghiệm giai đoạn 3. Ảnh minh họa.Ngày 1/10 vừa qua, Tập đoàn Merck thông báo, Molnupiravir có thể giúp giảm gần một nửa nguy cơ nhập viện và tử vong trong thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Reuters.Thuốc Remdesivir do Công ty dược phẩm sinh học Gilead Sciences sản xuất, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: VOV.Thuốc Remdesivir chỉ định đối với bệnh nhân nội trú khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập; nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason). Ưu tiên sử dụng thuốc cho nhóm nguy cơ cao gồm người bệnh trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người bệnh béo phì (BMI > 25). Ảnh: SK&ĐS.Thuốc này chống chỉ định với trường hợp phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc; suy chức năng thận eGFR < 30 mL/phút; tăng enzyme gan ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên; suy chức năng đa cơ quan nặng. Ảnh: VOV.Thuốc Remdesivir sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch, thời gian sử dụng thuốc cho một đợt điều trị là 10 ngày. Nghiên cứu cho thấy, khi bệnh nhân COVID-19 tình trạng không quá nặng được tiêm Remdesivir, các triệu chứng của họ sẽ cải thiện nhanh chóng. Ảnh minh họa.Remdesivir đã được hàng chục quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, EU... đưa vào phác đồ điều trị nhờ khả năng đẩy nhanh phục hồi và rút ngắn thời gian chữa trị ở bệnh nhân COVID-19, kể cả những bệnh nhân trở nặng. Trong số các bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng, Remdesivir giúp làm giảm nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa.Favipiravir, do hãng Fujifilm (Nhật Bản) sản xuất, được sử dụng lâm sàng từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm Nhật Bản, Ebola…Ảnh: Reuters.Thuốc Favipiravir 200 mg chỉ định dùng cho bệnh nhân nhẹ, chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy gan, suy thận nặng. Ảnh: Mint.Thuốc này có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của virus. Thuốc có tác dụng giảm bớt tải lượng virus, giảm các triệu chứng nặng hoặc các biểu hiện lâm sàng. Một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan…đang sử dụng loại thuốc này. Ảnh: BYT.Theo Bộ Y tế, Favipiravir có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện. Ảnh: Vietnam Plus. Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Ngày 6/10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 cập nhật lần thứ 7, trong đó, bổ sung thuốc kháng virus, kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới. Ảnh: Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: SK&ĐS.
Theo hướng dẫn mới, 3 loại thuốc kháng virus trị COVID-19 được đưa vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir 200mg dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Molnupiravir 400mg dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ với lưu ý liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Ảnh: SK&ĐS.
Trong đó, thuốc Molnupiravir là dạng viên uống, do hãng dược phẩm Mỹ Merck và công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển. Ảnh: Reuters.
Hãng Reuters dẫn kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, thuốc viên kháng virus Molnupiravir hiệu quả đối với mọi biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả biến thể Delta vốn có khả năng lây lan nhanh. Ảnh: Reuters.
Cơ chế kháng virus của Molnupiravir là nhắm vào các polymerase, một loại enzyme cần thiết để virus tạo ra các bản sao của chính nó, qua đó ngăn nCoV nhân lên trong tế bào người. Ảnh: CNBC.
Dữ liệu cho thấy rằng thuốc có hiệu quả nhất khi bệnh nhân uống vào lúc mới nhiễm virus SARS-CoV-2. Được biết, thuốc viên kháng virus Monupiravir đang trong thử nghiệm giai đoạn 3. Ảnh minh họa.
Ngày 1/10 vừa qua, Tập đoàn Merck thông báo, Molnupiravir có thể giúp giảm gần một nửa nguy cơ nhập viện và tử vong trong thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Reuters.
Thuốc Remdesivir do Công ty dược phẩm sinh học Gilead Sciences sản xuất, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: VOV.
Thuốc Remdesivir chỉ định đối với bệnh nhân nội trú khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập; nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason). Ưu tiên sử dụng thuốc cho nhóm nguy cơ cao gồm người bệnh trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người bệnh béo phì (BMI > 25). Ảnh: SK&ĐS.
Thuốc này chống chỉ định với trường hợp phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc; suy chức năng thận eGFR < 30 mL/phút; tăng enzyme gan ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên; suy chức năng đa cơ quan nặng. Ảnh: VOV.
Thuốc Remdesivir sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch, thời gian sử dụng thuốc cho một đợt điều trị là 10 ngày. Nghiên cứu cho thấy, khi bệnh nhân COVID-19 tình trạng không quá nặng được tiêm Remdesivir, các triệu chứng của họ sẽ cải thiện nhanh chóng. Ảnh minh họa.
Remdesivir đã được hàng chục quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, EU... đưa vào phác đồ điều trị nhờ khả năng đẩy nhanh phục hồi và rút ngắn thời gian chữa trị ở bệnh nhân COVID-19, kể cả những bệnh nhân trở nặng. Trong số các bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng, Remdesivir giúp làm giảm nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa.
Favipiravir, do hãng Fujifilm (Nhật Bản) sản xuất, được sử dụng lâm sàng từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm Nhật Bản, Ebola…Ảnh: Reuters.
Thuốc Favipiravir 200 mg chỉ định dùng cho bệnh nhân nhẹ, chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy gan, suy thận nặng. Ảnh: Mint.
Thuốc này có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của virus. Thuốc có tác dụng giảm bớt tải lượng virus, giảm các triệu chứng nặng hoặc các biểu hiện lâm sàng. Một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan…đang sử dụng loại thuốc này. Ảnh: BYT.
Theo Bộ Y tế, Favipiravir có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện. Ảnh: Vietnam Plus.
Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)