Người bệnh sau mổ ung thư trực tràng như nhạc sĩ Trần Lập được chăm sóc và theo dõi một cách chặt chẽ cũng giống như những cuộc mổ lớn khác. Phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Duy trì dịch truyền trong vài ngày đầu sau mổ nhằm cân bằng nước, điện giải cho người bệnh.Trong thời gian đầu nên cho người bệnh dùng cháo, nước trái cây và các loại thức ăn dễ tiêu hoá. Chú ý không nên cho người bệnh uống sữa bởi uống nhiều sữa sau mổ khôi u trực tràng có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng như tiêu chảy hoặc chuột rút. Khi bệnh nhân dần bình phục, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất trong bữa ăn để bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.Hạn chế chất béo động vật. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ nhiều chất béo động vật làm tăng nguy cơ hoà tan và hấp thu các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng sự bài tiết axit mật trong đường ruột, gây kích thích và tổn thương tiềm ẩn đối với niêm mạc đường ruột. Tổn thương trong thời gian dài cũng có thể sinh ra tế bào ung thư và dẫn đến tái phát ung thư trực tràng.Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol bão hoà bao gồm: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, dầu dừa, thực phẩm chiên rán… Thay vào đó, nên ăn một lượng thích hợp những thực phẩm có chữa chất béo không bão hòa như dầu oliu, cá ngừ, các loại dầu thực vật (dầu lạc, dầu đỗ, dầu vừng)….Tránh ăn những thực phẩm như trái cây chua, dưa chưa, gia bị cay, nóng. Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như rượu bia vì rất dễ gây kích thích vết loét. Cũng cần tránh các thức ăn khô, cứng.Tăng cường chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả tươi có khả năng làm giảm nồng độ các chất gây ung thư có trong đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ còn có tính hút nước rất mạnh có thể làm tăng thể tích của phân, giúp phân thành hình và đào thải tốt hơn.Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng các nguyên tố vi lượng selen và beta-carotene có tác dụng vai trò nhất định đối với việc phòng tránh ung thư. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng là rau củ quả tươi, sản phầm từ sữa, mạch nha, cá, nấm…Bên cạnh một chế độ ăn dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh thì cũng phải kết hợp vận động thêm. Một vài động tác nhẹ nhàng cũng giúp quá trình lưu thông máu, quá trình vận động các cơ quan trong hệ tiêu hóa vào giai đoạn nhịp nhàng và giảm các cơn đau có thể xảy ra.
Người bệnh sau mổ ung thư trực tràng như nhạc sĩ Trần Lập được chăm sóc và theo dõi một cách chặt chẽ cũng giống như những cuộc mổ lớn khác. Phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Duy trì dịch truyền trong vài ngày đầu sau mổ nhằm cân bằng nước, điện giải cho người bệnh.
Trong thời gian đầu nên cho người bệnh dùng cháo, nước trái cây và các loại thức ăn dễ tiêu hoá. Chú ý không nên cho người bệnh uống sữa bởi uống nhiều sữa sau mổ khôi u trực tràng có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng như tiêu chảy hoặc chuột rút. Khi bệnh nhân dần bình phục, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất trong bữa ăn để bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
Hạn chế chất béo động vật. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ nhiều chất béo động vật làm tăng nguy cơ hoà tan và hấp thu các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng sự bài tiết axit mật trong đường ruột, gây kích thích và tổn thương tiềm ẩn đối với niêm mạc đường ruột. Tổn thương trong thời gian dài cũng có thể sinh ra tế bào ung thư và dẫn đến tái phát ung thư trực tràng.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol bão hoà bao gồm: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, dầu dừa, thực phẩm chiên rán… Thay vào đó, nên ăn một lượng thích hợp những thực phẩm có chữa chất béo không bão hòa như dầu oliu, cá ngừ, các loại dầu thực vật (dầu lạc, dầu đỗ, dầu vừng)….
Tránh ăn những thực phẩm như trái cây chua, dưa chưa, gia bị cay, nóng. Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như rượu bia vì rất dễ gây kích thích vết loét. Cũng cần tránh các thức ăn khô, cứng.
Tăng cường chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả tươi có khả năng làm giảm nồng độ các chất gây ung thư có trong đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ còn có tính hút nước rất mạnh có thể làm tăng thể tích của phân, giúp phân thành hình và đào thải tốt hơn.
Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng các nguyên tố vi lượng selen và beta-carotene có tác dụng vai trò nhất định đối với việc phòng tránh ung thư. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng là rau củ quả tươi, sản phầm từ sữa, mạch nha, cá, nấm…
Bên cạnh một chế độ ăn dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh thì cũng phải kết hợp vận động thêm. Một vài động tác nhẹ nhàng cũng giúp quá trình lưu thông máu, quá trình vận động các cơ quan trong hệ tiêu hóa vào giai đoạn nhịp nhàng và giảm các cơn đau có thể xảy ra.