Cá hồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng trong cá có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm. Không chỉ bổ sung vitamin D cho cơ thể, món ăn "xả stress" này còn chứa nhiều axit béo quan trọng đối với sức khỏe tâm thần như omega-3, DHA, EPA. Chúng ta nên ăn cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho não. (Ảnh minh họa) Thịt gà tây: Trong thịt gà tây có nhiều các acid amin tryptophan có chức năng xây dựng protein, cơ thể có thể sử dụng để tạo ra serotonin - chất dẫn truyền thần kinh. Một số những loại thuốc ngăn ngừa trầm cảm hiện nay hoạt động bằng cách tái thu nạp chất dẫn truyền serotonin. Do vậy, việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong chống lại bệnh trầm cảm. Việt quất: Việt quất là một trong những loại trái cây tuyệt vời giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm, nhất là trầm cảm sau sinh. Hàm lượng vitamin C và hợp chất polyphenol trong quả việt quất có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào não bị tổn hại do stress gây ra. Sữa chua: Theo nghiên cứu của Đại học Leuven (Bỉ), các lợi khuẩn trong đường ruột (probiotics) có khả năng làm giảm triệu chứng trầm cảm hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo sản xuất hormone “hạnh phúc” serotonin giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mang lại cảm xúc vui vẻ, lạc quan cho chúng ta. Hàu: Nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn. Chính vì vậy, một giáo sư của đại học Columbia khuyến khích các bệnh nhân bị trầm cảm ăn hàu để nhận được các chất dinh dưỡng có ích cho hoạt động của não bộ, giúp tinh thần minh mẫn, cải thiện hành vi và nhận thức. Hạt óc chó: Óc chó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy quả óc chó không chỉ tốt cho tim mạch, cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm các triệu chứng trầm cảm nhờ sự kết hợp của các chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin E và chất chống oxy hóa. Trái cây: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hương vị của các loại trái cây sẽ kích thích vị giác, khứu giác, sau đó truyền tín hiệu đến não bộ giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng đáng kể. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến nguồn năng lượng dồi dào giúp nâng cao sức khỏe thể chất, đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng về mặt sức khỏe do trầm cảm gây ra. Đậu cô ve: Khi cơ thể sản sinh nhiều homocysteine, chúng sẽ cản trở quá trình sản sinh hormone hạnh phúc serotonin và các hormone điều hòa tâm trạng, giấc ngủ như dopamine, norepinephrine, khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng, buồn phiền, về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm. Folate trong đậu cô ve có tác dụng ngăn ngừa việc sản sinh quá mức homocysteine, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Rau xanh: Gốc tự do là “thủ phạm” gây ra hàng loạt các bệnh lý mãn tính, bao gồm cả rối loạn trầm cảm. Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng giảm thiệt hại của gốc tự do đối với các tế bào thần kinh ở não bộ. Hiệu quả chống trầm cảm của nhóm thực phẩm này cũng đã được nghiên cứu sơ bộ tại Mỹ và Canada. Socola đen: Socola đen là thực phẩm tốt cho người bị trầm cảm và rối loạn lo âu do Flavonoids trong socola đen rất cao. Đây là thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một thanh socola đen có thể cải thiện tâm trạng, đẩy lùi căng thẳng và mệt mỏi đáng kể – đặc biệt là với những loại socola có tỷ lệ ca cao > 70%. Nghệ tây: Chất carotenoid trong nghệ tây rất tốt để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Nghệ tây cũng chứa nhiều vitamin B, giúp tăng mức độ serotonin trong não – loại chất làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Mật ong: Mật ong có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn chống lại cảm xúc tiêu cực do trầm cảm. Ngoài ra, mật ong có thể thư giãn các dây thần kinh mệt mỏi của bạn. Mật ong chứa tryptophan, một axit amin giúp ngủ ngon hơn. Mời quý độc giả xem thêm video: Bạn có đang bị trầm cảm không? Nguồn video: Vinmec.
Cá hồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng trong cá có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm. Không chỉ bổ sung vitamin D cho cơ thể, món ăn "xả stress" này còn chứa nhiều axit béo quan trọng đối với sức khỏe tâm thần như omega-3, DHA, EPA. Chúng ta nên ăn cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho não. (Ảnh minh họa)
Thịt gà tây: Trong thịt gà tây có nhiều các acid amin tryptophan có chức năng xây dựng protein, cơ thể có thể sử dụng để tạo ra serotonin - chất dẫn truyền thần kinh. Một số những loại thuốc ngăn ngừa trầm cảm hiện nay hoạt động bằng cách tái thu nạp chất dẫn truyền serotonin. Do vậy, việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong chống lại bệnh trầm cảm.
Việt quất: Việt quất là một trong những loại trái cây tuyệt vời giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm, nhất là trầm cảm sau sinh. Hàm lượng vitamin C và hợp chất polyphenol trong quả việt quất có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào não bị tổn hại do stress gây ra.
Sữa chua: Theo nghiên cứu của Đại học Leuven (Bỉ), các lợi khuẩn trong đường ruột (probiotics) có khả năng làm giảm triệu chứng trầm cảm hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo sản xuất hormone “hạnh phúc” serotonin giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mang lại cảm xúc vui vẻ, lạc quan cho chúng ta.
Hàu: Nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn. Chính vì vậy, một giáo sư của đại học Columbia khuyến khích các bệnh nhân bị trầm cảm ăn hàu để nhận được các chất dinh dưỡng có ích cho hoạt động của não bộ, giúp tinh thần minh mẫn, cải thiện hành vi và nhận thức.
Hạt óc chó: Óc chó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy quả óc chó không chỉ tốt cho tim mạch, cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm các triệu chứng trầm cảm nhờ sự kết hợp của các chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin E và chất chống oxy hóa.
Trái cây: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hương vị của các loại trái cây sẽ kích thích vị giác, khứu giác, sau đó truyền tín hiệu đến não bộ giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng đáng kể. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến nguồn năng lượng dồi dào giúp nâng cao sức khỏe thể chất, đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng về mặt sức khỏe do trầm cảm gây ra.
Đậu cô ve: Khi cơ thể sản sinh nhiều homocysteine, chúng sẽ cản trở quá trình sản sinh hormone hạnh phúc serotonin và các hormone điều hòa tâm trạng, giấc ngủ như dopamine, norepinephrine, khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng, buồn phiền, về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm. Folate trong đậu cô ve có tác dụng ngăn ngừa việc sản sinh quá mức homocysteine, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần.
Rau xanh: Gốc tự do là “thủ phạm” gây ra hàng loạt các bệnh lý mãn tính, bao gồm cả rối loạn trầm cảm. Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng giảm thiệt hại của gốc tự do đối với các tế bào thần kinh ở não bộ. Hiệu quả chống trầm cảm của nhóm thực phẩm này cũng đã được nghiên cứu sơ bộ tại Mỹ và Canada.
Socola đen: Socola đen là thực phẩm tốt cho người bị trầm cảm và rối loạn lo âu do Flavonoids trong socola đen rất cao. Đây là thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một thanh socola đen có thể cải thiện tâm trạng, đẩy lùi căng thẳng và mệt mỏi đáng kể – đặc biệt là với những loại socola có tỷ lệ ca cao > 70%.
Nghệ tây: Chất carotenoid trong nghệ tây rất tốt để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Nghệ tây cũng chứa nhiều vitamin B, giúp tăng mức độ serotonin trong não – loại chất làm bạn cảm thấy hạnh phúc.
Mật ong: Mật ong có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn chống lại cảm xúc tiêu cực do trầm cảm. Ngoài ra, mật ong có thể thư giãn các dây thần kinh mệt mỏi của bạn. Mật ong chứa tryptophan, một axit amin giúp ngủ ngon hơn.