Nếu bạn đã giữ gìn răng miệng cẩn thận, không uống nước ngọt và uống thuốc nào mới nhưng răng bỗng nhiên có nhiều lỗ hổng thì bạn hoàn toán có thể đoán bệnh qua răng vì đây có thể là dấu hiệu cơ thể có vấn đề với việc tiêu hóa đường. Đường có nhiều trong nước bọt và làm các vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Bạn cũng có thể sẽ thấy đau răng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt, đồ nóng hoặc đồ quá lạnh. Ngoài ra, sâu răng không phải là tác dụng phụ duy nhất của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn có bệnh viêm nướu, tưa miệng hoặc khô miệng. Răng bị mòn: Bệnh trào ngược thực quản khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng ở ngực hoặc cổ họng. Khi axit bị trào lên tới miệng, lớp men răng sẽ bị mất dần. Không phải ai cũng chú ý tới điều này vì nó xảy ra rất chậm nhưng bác sĩ nha khoa chắc chắn sẽ phát hiện ra. Bệnh trào ngược dạ dày có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc làm giảm độ axit cũng như tránh ăn một số loại thực phẩm và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nếu nguyên nhân không phải là do bạn mới tập dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng quá mạnh thì chảy máu chân răng cho thấy các mảng bám đang hình thành trên nướu. Nếu không xử lý thì chảy máu nướu có thể tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu, tức nướu răng bị tụt khỏi răng tạo thành những dạng túi bị viêm. Nghiêm trọng hơn nữa là những người bị viêm nha chu còn có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch. Nếu phát hiện bị chảy máu nướu cần đi khám bác sĩ để điều trị. Cũng lưu ý không nên dùng bàn chải quá cứng. Đánh răng đúng cách là chỉ nên chải nhẹ nhàng, tức nhẹ đưa lông bàn chải vào kẽ răng thay vì đưa đi đưa lại cho đến khi bàn chải chạm vào nướu răng. Những đốm trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi, một dạng viêm do nấm men Candida. Bệnh tưa lưỡi cực kỳ phổ biến nhưng những người bị bệnh tiểu đường, khô miệng hay suy giảm miễn dịch thường bị tưa lưỡi nhiều hơn. Một dấu hiệu khác của bệnh tưa lưỡi là miệng đỏ, khó nuốt và khóe miệng bị nứt nẻ. Nếu bị tưa lưỡi thì chỉ cần đi khám rồi uống thuốc kháng nấm là khỏi.
Nếu bạn đã giữ gìn răng miệng cẩn thận, không uống nước ngọt và uống thuốc nào mới nhưng răng bỗng nhiên có nhiều lỗ hổng thì bạn hoàn toán có thể đoán bệnh qua răng vì đây có thể là dấu hiệu cơ thể có vấn đề với việc tiêu hóa đường.
Đường có nhiều trong nước bọt và làm các vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Bạn cũng có thể sẽ thấy đau răng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt, đồ nóng hoặc đồ quá lạnh. Ngoài ra, sâu răng không phải là tác dụng phụ duy nhất của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn có bệnh viêm nướu, tưa miệng hoặc khô miệng.
Răng bị mòn: Bệnh trào ngược thực quản khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng ở ngực hoặc cổ họng. Khi axit bị trào lên tới miệng, lớp men răng sẽ bị mất dần. Không phải ai cũng chú ý tới điều này vì nó xảy ra rất chậm nhưng bác sĩ nha khoa chắc chắn sẽ phát hiện ra.
Bệnh trào ngược dạ dày có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc làm giảm độ axit cũng như tránh ăn một số loại thực phẩm và ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Nếu nguyên nhân không phải là do bạn mới tập dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng quá mạnh thì chảy máu chân răng cho thấy các mảng bám đang hình thành trên nướu. Nếu không xử lý thì chảy máu nướu có thể tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu, tức nướu răng bị tụt khỏi răng tạo thành những dạng túi bị viêm. Nghiêm trọng hơn nữa là những người bị viêm nha chu còn có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch.
Nếu phát hiện bị chảy máu nướu cần đi khám bác sĩ để điều trị. Cũng lưu ý không nên dùng bàn chải quá cứng. Đánh răng đúng cách là chỉ nên chải nhẹ nhàng, tức nhẹ đưa lông bàn chải vào kẽ răng thay vì đưa đi đưa lại cho đến khi bàn chải chạm vào nướu răng.
Những đốm trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi, một dạng viêm do nấm men Candida. Bệnh tưa lưỡi cực kỳ phổ biến nhưng những người bị bệnh tiểu đường, khô miệng hay suy giảm miễn dịch thường bị tưa lưỡi nhiều hơn. Một dấu hiệu khác của bệnh tưa lưỡi là miệng đỏ, khó nuốt và khóe miệng bị nứt nẻ. Nếu bị tưa lưỡi thì chỉ cần đi khám rồi uống thuốc kháng nấm là khỏi.