1. Cây quất. Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Ảnh: chaucayxuatkhau.com.Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hòa, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hóa), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch. Ảnh: xaluan.com.2. Cây lẻ bạn. Lá lẻ bạn rửa sạch, xào với thịt bò. Bông lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng. Ảnh: chotnho.org.Hoa lẻ bạn có vị ngọt nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho (theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, hội dược liệu TP Hồ Chí Minh). Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là trẻ em. Ảnh: greenarchitecture.vn.Lấy ba lá hoặc 10 búp bông, bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn. Ảnh: caothaoduoc.com.3. Cây đinh lăng. Lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với nem mùi vị ấn tượng. Ảnh: naturalshop.com.Theo y học cổ truyền, rễ và lá đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Ảnh: vi.wikipedia.org.Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng: lá tươi 100g/ngày, lá khô 10–20g/ngày và rễ 12–50g/ngày là hợp lý. Ảnh: Thuochay.vn.4. Cây lộc vừng. Lá non cây lộc vừng có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương. Ảnh: cayvahoa.net.Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt. Liều dùng 4-12g mỗi ngày. Ảnh: cayvahoa.net.5. Cây xương khỉ. Tên gọi khác là cây bìm bịp dạng bụi. Lá non cây xương khỉ có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được. Ảnh: baomoi.com.Có thể chữa bệnh lở miệng do nhiệt. Bạn có thể lấy lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Ảnh: caythaoduoc.net.Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả. Ảnh: Soha.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
1. Cây quất. Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Ảnh: chaucayxuatkhau.com.
Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hòa, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hóa), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch. Ảnh: xaluan.com.
2. Cây lẻ bạn. Lá lẻ bạn rửa sạch, xào với thịt bò. Bông lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng. Ảnh: chotnho.org.
Hoa lẻ bạn có vị ngọt nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho (theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, hội dược liệu TP Hồ Chí Minh). Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là trẻ em. Ảnh: greenarchitecture.vn.
Lấy ba lá hoặc 10 búp bông, bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn. Ảnh: caothaoduoc.com.
3. Cây đinh lăng. Lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với nem mùi vị ấn tượng. Ảnh: naturalshop.com.
Theo y học cổ truyền, rễ và lá đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Ảnh: vi.wikipedia.org.
Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng: lá tươi 100g/ngày, lá khô 10–20g/ngày và rễ 12–50g/ngày là hợp lý. Ảnh: Thuochay.vn.
4. Cây lộc vừng. Lá non cây lộc vừng có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương. Ảnh: cayvahoa.net.
Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt. Liều dùng 4-12g mỗi ngày. Ảnh: cayvahoa.net.
5. Cây xương khỉ. Tên gọi khác là cây bìm bịp dạng bụi. Lá non cây xương khỉ có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được. Ảnh: baomoi.com.
Có thể chữa bệnh lở miệng do nhiệt. Bạn có thể lấy lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Ảnh: caythaoduoc.net.
Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả. Ảnh: Soha.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).