Ông Khương mắc bệnh dạ dày. Hàng ngày, ông dùng thuốc theo đơn của bác sĩ song nhiều người khuyên nên tận dụng thực phẩm, đặc biệt là gừng để bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Tham khảo ý kiến về cách ăn gừng, mỗi người khuyên một cách khác nhau khiến ông cảm thấy hoang mang, không biết ăn gừng có nên bỏ vỏ? (Ảnh minh họa)Gừng là một trong những gia vị quen thuộc. Các nhà khoa học tại Đại học Y học Cổ truyền Cam Túc (Trung Quốc) ghi nhận gừng chứa hơn 100 thành phần hóa học. Đáng lưu ý, gừng chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống nôn, hạ đường huyết và hạ natri máu.Trong khi đó, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, giải uất, giảm nôn, khử trùng. Vỏ gừng tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Theo đó, vỏ và ruột gừng là một cặp âm dương hài hòa. Tùy trường hợp cụ thể mà quyết định ăn gừng có nên bỏ vỏ hay không.Trường hợp lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc ăn thức ăn sống gây đau dạ dày nên ăn gừng bỏ vỏ. Nguyên nhân bởi gừng sau khi gọt vỏ tính ấm của gừng tăng lên. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ phát huy tác dụng đẩy hơi lạnh ra ngoài.Trường hợp tỳ vị hư nhược; vừa ăn các thực phẩm lạnh như dưa hấu cũng nên gọt bỏ vỏ gừng để cân bằng.Trái lại, những người nóng trong, táo bón, loét miệng nên tận dụng vỏ gừng để pha trà uống. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến liều lượng, không nên uống quá nhiều, liên tục tránh gây tổn thương dạ dày.Ngoài vấn đề ăn gừng có nên bỏ vỏ, để tận dụng lợi ích của gừng, người dùng cần chú ý nhiều vấn đề khác.Thời điểm ăn gừng. Trung y chỉ ra rằng, bản chất cơ thể người cũng là mối đồng nhất, âm dương hài hòa. Do vậy, thời điểm ăn gừng rất quan trọng. Ban ngày được xem là thời điểm khí dương cực vượng, thích hợp cho các vận động. Sử dụng thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt.Trái lại, ban đêm âm khí mạnh dần, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có tính ấm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, quá trình đồng hóa của cơ thể. Bằng cách này, ăn gừng ban đêm được ví không khác gì “ngược đãi” cơ thể.Loại gừng không nên ăn. Khi gừng có dấu hiệu thối, mốc tốt nhất không nên ăn. Lúc này, gừng có thể bị biến chất, vi khuẩn xâm nhập, ăn vào không có lợi mà có thể gây hại. Để không lãng phí, bạn có thể tận dụng loại gừng này rửa sạch để đun nước gội đầu, ngâm chân. Nước gừng có tác dụng khử trùng, tiêu viêm, làm ấm... rất tốt cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm tay chân.Gừng tốt nhưng không nên ăn nhiều, không thể chữa bách bệnh. Như phân tích ở trên, gừng có tính ấm, ăn nhiều sẽ gây nóng trong, khó chịu. Nước gừng chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng. Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. (Nguồn video: Hanoitv)
Ông Khương mắc bệnh dạ dày. Hàng ngày, ông dùng thuốc theo đơn của bác sĩ song nhiều người khuyên nên tận dụng thực phẩm, đặc biệt là gừng để bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Tham khảo ý kiến về cách ăn gừng, mỗi người khuyên một cách khác nhau khiến ông cảm thấy hoang mang, không biết ăn gừng có nên bỏ vỏ? (Ảnh minh họa)
Gừng là một trong những gia vị quen thuộc. Các nhà khoa học tại Đại học Y học Cổ truyền Cam Túc (Trung Quốc) ghi nhận gừng chứa hơn 100 thành phần hóa học. Đáng lưu ý, gừng chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống nôn, hạ đường huyết và hạ natri máu.
Trong khi đó, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, giải uất, giảm nôn, khử trùng. Vỏ gừng tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Theo đó, vỏ và ruột gừng là một cặp âm dương hài hòa. Tùy trường hợp cụ thể mà quyết định ăn gừng có nên bỏ vỏ hay không.
Trường hợp lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc ăn thức ăn sống gây đau dạ dày nên ăn gừng bỏ vỏ. Nguyên nhân bởi gừng sau khi gọt vỏ tính ấm của gừng tăng lên. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ phát huy tác dụng đẩy hơi lạnh ra ngoài.
Trường hợp tỳ vị hư nhược; vừa ăn các thực phẩm lạnh như dưa hấu cũng nên gọt bỏ vỏ gừng để cân bằng.
Trái lại, những người nóng trong, táo bón, loét miệng nên tận dụng vỏ gừng để pha trà uống. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến liều lượng, không nên uống quá nhiều, liên tục tránh gây tổn thương dạ dày.
Ngoài vấn đề ăn gừng có nên bỏ vỏ, để tận dụng lợi ích của gừng, người dùng cần chú ý nhiều vấn đề khác.
Thời điểm ăn gừng. Trung y chỉ ra rằng, bản chất cơ thể người cũng là mối đồng nhất, âm dương hài hòa. Do vậy, thời điểm ăn gừng rất quan trọng. Ban ngày được xem là thời điểm khí dương cực vượng, thích hợp cho các vận động. Sử dụng thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt.
Trái lại, ban đêm âm khí mạnh dần, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có tính ấm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, quá trình đồng hóa của cơ thể. Bằng cách này, ăn gừng ban đêm được ví không khác gì “ngược đãi” cơ thể.
Loại gừng không nên ăn. Khi gừng có dấu hiệu thối, mốc tốt nhất không nên ăn. Lúc này, gừng có thể bị biến chất, vi khuẩn xâm nhập, ăn vào không có lợi mà có thể gây hại.
Để không lãng phí, bạn có thể tận dụng loại gừng này rửa sạch để đun nước gội đầu, ngâm chân. Nước gừng có tác dụng khử trùng, tiêu viêm, làm ấm... rất tốt cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm tay chân.
Gừng tốt nhưng không nên ăn nhiều, không thể chữa bách bệnh. Như phân tích ở trên, gừng có tính ấm, ăn nhiều sẽ gây nóng trong, khó chịu. Nước gừng chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng.
Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. (Nguồn video: Hanoitv)