Các cơn đau ngực. Đối với những người khỏe mạnh, chứng đau dây thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân gây nên đau ngực. Một số người bị đau dây thần kinh mạn tính khi họ cử động đột ngột hoặc cử động mạnh. Sau đó, những triệu chứng như trên sẽ tự nhiên biến mất. Nếu các cơn đau ngày càng tăng dần khi bạn hít vào thở ra hay lúc cúi xuống thì vấn đề không nằm ở tim mạch. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên thư giãn và giữ bình tĩnh. Đau ở bắp chân. Những triệu chứng khó chịu như vậy thường xuất hiện ở chỗ tĩnh mạch bị giãn. Những người khỏe mạnh thường cảm thấy đau và khó chịu ở chân, một số còn bị sưng. Tuy nhiên, trước khi lo lắng, bạn nên chú ý tới các yếu tố khác ít nguy hiểm. Ví dụ, các bài tập thể chất nặng, làm việc yêu cầu phải đứng trong thời gian dài hay mặc quần áo hay đi giày không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến bạn đau ở bắp chân. Sau nhiều tuần hay nhiều tháng mà không thấy đỡ, bạn nên tới bác sĩ khám. Chóng mặt đột ngột. Cũng giống như đau ngực hay đau chân, chóng mặt cũng có thể do nhiều nguyên nhân bình thường và có thể hết nếu ta biết và điều chỉnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, chóng mặt có thể do căng thẳng gây ra. Căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra một loạt các hooc-mon, từ đó dẫn tới ốm yếu và chóng mặt. Bạn cũng có thể bị chóng mặt khi trời nóng.
Đau họng và đổi giọng. Vào một buổi sáng, khu thức dậy, bạn bỗng thấy mình bị đau họng và đổi giọng mà không có thêm bất cứ triệu chứng bệnh tật nào khác như sốt hoặc tắc mũi. Đừng lo lắng. Rất có thể nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc vi rút. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường. Bỗng dưng một ngày, bạn lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt và nhận thấy nó thấp hoặc cao hơn mức bình thường. Bạn đừng nên hoảng sợ. Bởi vì, để đo thân nhiệt cơ thể trung bình, bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ 3 lần/ngày trong suốt 10 ngày liên tiếp. Lúc đó, bạn mới có con số trung bình chính xác về thân nhiệt. Sưng hạch. Nhiều người lo sợ khi cho rằng, hạch sưng là do mình bị mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, hạch này sưng lên không có nghĩa bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo. Thực tế, hạch bị như vậy có thể do bạn bị cảm lạnh liên tục. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ buộc phải sản sinh nhiều hơn. Vậy nên, bạn đừng hoảng sợ trước triệu chứng trên. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21-45 ngày. Khi có sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, có thể bạn bị căng thẳng tại nơi làm việc, đi nghỉ mát hay thay đổi trong ăn uống. Chu kỳ của bạn cũng có thể thay đổi do tác dụng của thuốc tránh thai. Nhịp tim tăng. Trong nhiều trường hợp, nhịp tim tăng là hoàn toàn bình thường. Nhịp tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, lối sống, mức độ căng thẳng. Hút thuốc lá, ít vận động và hay lo lắng về sức khỏe cũng có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn. Các đốm đen trên da. Chắc hẳn, nhiều người sẽ liên tưởng tới bệnh ung thư da khi trông thấy các đốm đen xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác dẫn tới việc đó, như căng thẳng, thiếu vitamin, thay đổi cân bằng hooc-mon trong thời kỳ thai nghén.
Các cơn đau ngực. Đối với những người khỏe mạnh, chứng đau dây thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân gây nên đau ngực. Một số người bị đau dây thần kinh mạn tính khi họ cử động đột ngột hoặc cử động mạnh. Sau đó, những triệu chứng như trên sẽ tự nhiên biến mất. Nếu các cơn đau ngày càng tăng dần khi bạn hít vào thở ra hay lúc cúi xuống thì vấn đề không nằm ở tim mạch. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên thư giãn và giữ bình tĩnh.
Đau ở bắp chân. Những triệu chứng khó chịu như vậy thường xuất hiện ở chỗ tĩnh mạch bị giãn. Những người khỏe mạnh thường cảm thấy đau và khó chịu ở chân, một số còn bị sưng. Tuy nhiên, trước khi lo lắng, bạn nên chú ý tới các yếu tố khác ít nguy hiểm. Ví dụ, các bài tập thể chất nặng, làm việc yêu cầu phải đứng trong thời gian dài hay mặc quần áo hay đi giày không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến bạn đau ở bắp chân. Sau nhiều tuần hay nhiều tháng mà không thấy đỡ, bạn nên tới bác sĩ khám.
Chóng mặt đột ngột. Cũng giống như đau ngực hay đau chân, chóng mặt cũng có thể do nhiều nguyên nhân bình thường và có thể hết nếu ta biết và điều chỉnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, chóng mặt có thể do căng thẳng gây ra. Căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra một loạt các hooc-mon, từ đó dẫn tới ốm yếu và chóng mặt. Bạn cũng có thể bị chóng mặt khi trời nóng.
Đau họng và đổi giọng. Vào một buổi sáng, khu thức dậy, bạn bỗng thấy mình bị đau họng và đổi giọng mà không có thêm bất cứ triệu chứng bệnh tật nào khác như sốt hoặc tắc mũi. Đừng lo lắng. Rất có thể nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc vi rút.
Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường. Bỗng dưng một ngày, bạn lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt và nhận thấy nó thấp hoặc cao hơn mức bình thường. Bạn đừng nên hoảng sợ. Bởi vì, để đo thân nhiệt cơ thể trung bình, bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ 3 lần/ngày trong suốt 10 ngày liên tiếp. Lúc đó, bạn mới có con số trung bình chính xác về thân nhiệt.
Sưng hạch. Nhiều người lo sợ khi cho rằng, hạch sưng là do mình bị mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, hạch này sưng lên không có nghĩa bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo. Thực tế, hạch bị như vậy có thể do bạn bị cảm lạnh liên tục. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ buộc phải sản sinh nhiều hơn. Vậy nên, bạn đừng hoảng sợ trước triệu chứng trên.
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21-45 ngày. Khi có sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, có thể bạn bị căng thẳng tại nơi làm việc, đi nghỉ mát hay thay đổi trong ăn uống. Chu kỳ của bạn cũng có thể thay đổi do tác dụng của thuốc tránh thai.
Nhịp tim tăng. Trong nhiều trường hợp, nhịp tim tăng là hoàn toàn bình thường. Nhịp tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, lối sống, mức độ căng thẳng. Hút thuốc lá, ít vận động và hay lo lắng về sức khỏe cũng có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn.
Các đốm đen trên da. Chắc hẳn, nhiều người sẽ liên tưởng tới bệnh ung thư da khi trông thấy các đốm đen xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác dẫn tới việc đó, như căng thẳng, thiếu vitamin, thay đổi cân bằng hooc-mon trong thời kỳ thai nghén.