Khi làm việc quá mệt mỏi hay ngủ quá ít cũng làm cho bạn mất bình tĩnh và cơ thể mất cân bằng. Lúc này, bạn hãy chọn các bài tập hít thở dưới đây, chỉ ít hơn 10 phút nhưng lại làm cho cơ thể bạn dễ chịu và thoải mái.1. Bài thở Sama Vriti. Hãy bắt đầu thở ra và hít vào đồng thời đếm từ 1 đến 4. Bạn cũng có thể hít thở sâu hơn bằng cách đếm đến 6 hoặc 8. Bài tập này nên được thực hiện trước khi đi ngủ, nó tương đương với liệu pháp đếm cừu để bạn rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.2. Bài thở một bên mũi. Bắt đầu bịt lỗ mũi bên này và hít sâu qua lỗ mũi kia sau đó lại đổi bên. Bạn có thể lặp lại bao lần tùy theo ý muốn, miễn là kết thúc bằng việc thở ra qua lỗ mũi bên trái.Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày trừ trước lúc đi ngủ, miễn là bạn có thời gian. Nó làm cho tinh thần của bạn tỉnh táo tương đương với uống một tách cà phê. Với kỹ thuật này, độ khó sẽ nâng cao hơn một chút.3. Thư giãn căng cơ. Nhắm mắt và tập trung vào việc siết chặt các cơ khoảng 2-3 giây. Bắt đầu với bàn chân và ngón chân, sau đó di chuyển lên đến đầu gối, đùi, phía sau, ngực, cánh tay, bàn tay, cổ, hàm. Nếu cảm thấy khó, bạn có thể nhắm mắt, siết cơ và đếm từ 1 đến 5 sau đó thở ra bằng miệng trước khi thả cơ.Bạn có thể làm bài tập này ở nhà, chỗ làm, thậm chí trên đường. Tuy nhiên, nếu việc giữ hơi thở khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy giảm thời gian nín thở lại vài giây, đừng để mình bị chóng mặt.4. Kỹ thuật thở bụng. Đặt 1 tay lên ngực và 1 tay kia lên bụng sau đó hít thật sâu đường mũi, đảm bảo đủ không khí trong khoang ngực. Hít thở sâu 6-10 nhịp chậm như vậy mỗi phút, trong vòng 10 phút/ngày, bạn sẽ thấy nhịp tim và huyết áp của mình được điều hòa. Nếu duy trì được phương pháp thở này trong 8 tuần hoặc lâu hơn sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.Bài tập này tốt nhất là làm trước một kỳ thi, hoặc bất kỳ sự kiện nào khiến bạn căng thẳng. Tuy rằng, khi căng thẳng sẽ thấy hơi khó khăn để điều chỉnh hơi thở của mình, nhưng nếu cố gắng, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.5. Bài tập thở Kapalabhati. Hít vào thật chậm và dài sau đó thở ra thật nhanh và mạnh bằng bụng dưới. Khi đã quen và cảm thấy dễ chịu, bạn hãy tăng tốc sao cho một nhịp hít-thở (bằng mũi) diễn ra chỉ trong 1-2 giây, làm tổng cộng 10 nhịp như vậy.Bài tập này nên được thực hiện vào thời gian buổi sáng thức dậy. Nó sẽ làm ấm cơ thể bạn, đánh thức bộ não thức dậy và kích thích nguồn năng lượng trong cơ thể.6. Thở và tưởng tượng hình ảnh trong đầu. Bạn hãy hít thở sâu trong khi tập trung vào một hình ảnh tích cực, dễ chịu, thay vì những suy nghĩ tiêu cực. Kỹ thuật này giúp tâm trí bạn không bị cuốn trong mớ bòng bong căng thẳng. Bài tập thở này có thể áp dụng ở bất kỳ đâu.
Khi làm việc quá mệt mỏi hay ngủ quá ít cũng làm cho bạn mất bình tĩnh và cơ thể mất cân bằng. Lúc này, bạn hãy chọn các bài tập hít thở dưới đây, chỉ ít hơn 10 phút nhưng lại làm cho cơ thể bạn dễ chịu và thoải mái.
1. Bài thở Sama Vriti. Hãy bắt đầu thở ra và hít vào đồng thời đếm từ 1 đến 4. Bạn cũng có thể hít thở sâu hơn bằng cách đếm đến 6 hoặc 8. Bài tập này nên được thực hiện trước khi đi ngủ, nó tương đương với liệu pháp đếm cừu để bạn rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.
2. Bài thở một bên mũi. Bắt đầu bịt lỗ mũi bên này và hít sâu qua lỗ mũi kia sau đó lại đổi bên. Bạn có thể lặp lại bao lần tùy theo ý muốn, miễn là kết thúc bằng việc thở ra qua lỗ mũi bên trái.
Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày trừ trước lúc đi ngủ, miễn là bạn có thời gian. Nó làm cho tinh thần của bạn tỉnh táo tương đương với uống một tách cà phê. Với kỹ thuật này, độ khó sẽ nâng cao hơn một chút.
3. Thư giãn căng cơ. Nhắm mắt và tập trung vào việc siết chặt các cơ khoảng 2-3 giây. Bắt đầu với bàn chân và ngón chân, sau đó di chuyển lên đến đầu gối, đùi, phía sau, ngực, cánh tay, bàn tay, cổ, hàm. Nếu cảm thấy khó, bạn có thể nhắm mắt, siết cơ và đếm từ 1 đến 5 sau đó thở ra bằng miệng trước khi thả cơ.
Bạn có thể làm bài tập này ở nhà, chỗ làm, thậm chí trên đường. Tuy nhiên, nếu việc giữ hơi thở khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy giảm thời gian nín thở lại vài giây, đừng để mình bị chóng mặt.
4. Kỹ thuật thở bụng. Đặt 1 tay lên ngực và 1 tay kia lên bụng sau đó hít thật sâu đường mũi, đảm bảo đủ không khí trong khoang ngực. Hít thở sâu 6-10 nhịp chậm như vậy mỗi phút, trong vòng 10 phút/ngày, bạn sẽ thấy nhịp tim và huyết áp của mình được điều hòa. Nếu duy trì được phương pháp thở này trong 8 tuần hoặc lâu hơn sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.
Bài tập này tốt nhất là làm trước một kỳ thi, hoặc bất kỳ sự kiện nào khiến bạn căng thẳng. Tuy rằng, khi căng thẳng sẽ thấy hơi khó khăn để điều chỉnh hơi thở của mình, nhưng nếu cố gắng, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.
5. Bài tập thở Kapalabhati. Hít vào thật chậm và dài sau đó thở ra thật nhanh và mạnh bằng bụng dưới. Khi đã quen và cảm thấy dễ chịu, bạn hãy tăng tốc sao cho một nhịp hít-thở (bằng mũi) diễn ra chỉ trong 1-2 giây, làm tổng cộng 10 nhịp như vậy.
Bài tập này nên được thực hiện vào thời gian buổi sáng thức dậy. Nó sẽ làm ấm cơ thể bạn, đánh thức bộ não thức dậy và kích thích nguồn năng lượng trong cơ thể.
6. Thở và tưởng tượng hình ảnh trong đầu. Bạn hãy hít thở sâu trong khi tập trung vào một hình ảnh tích cực, dễ chịu, thay vì những suy nghĩ tiêu cực. Kỹ thuật này giúp tâm trí bạn không bị cuốn trong mớ bòng bong căng thẳng. Bài tập thở này có thể áp dụng ở bất kỳ đâu.