Ăn trứng sống. Nhiều người có thói quen ăn trứng sống thay vì xử lý qua nhiệt. Họ cho rằng ăn như vậy sẽ nhận được tối đa dinh dưỡng, các chất trong trứng không bị biến đổi.Thực chất, đây là điều "cấm kỵ" khi ăn trứng. Nguyên nhân bởi trứng là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn đường ruột Salmonella có thể thâm nhập vào bên trong trứng. Nếu không chế biến kỹ, vi khuẩn không bị tiêu diệt.Khuẩn Salmonella đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố.Độc tố của vi khuẩn salmonella gây ảnh hưởng rất xấu tại ruột. Cụ thể, độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu hoặc có thể gây thủng ruột). Thậm chí, độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.Ăn nhiều trứng bác thảo. Trứng bác thảo là món ngon thường thấy trên các bàn nhậu ở Trung Quốc. Dù vậy, trứng bác thảo không được khuyến khích ăn thường xuyên.Nguyên nhân bởi quá trình sản xuất, trứng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng. Tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chì, không có lợi cho sức khỏe. Ăn quá nhiều trứng. Trứng chứa nhiều protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, chúng ta phải kiểm soát lượng trứng ăn vào, mỗi tuần không nên ăn quá 7 quả.Nguyên nhân bởi ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng gánh nặng cơ thể. Tốt nhất, người lớn nên cân đối ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Trẻ nhỏ nhu cầu vận động nhiều, cơ thể đang phát triển cần lượng đạm lớn thì có thể bổ sung 1-2 quả/ngày.Những người bị rối loạn chức năng gan thận tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bổ sung dinh dưỡng từ trứng không khoa học có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.Loại bỏ lòng đỏ trứng. Trứng có hai phần lòng đỏ, lòng trắng và nên được thưởng thức cùng nhau. Loại bỏ phần nào cũng không nên.Nếu chỉ ăn lòng trắng, cơ thể sẽ không nhận được nguồn dinh dưỡng trọn vẹn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng kém hơn. Từ đó, không nhận được tác dụng dinh dưỡng trọn vẹn.Trứng óc đậu. Trứng óc đậu là loại trứng ấp nở không thành công. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn... khiến phôi trứng bị hỏng. Do có hương vị đặc biệt, nhiều người e ngại song cũng có không ít người ưa thích loại trứng này.Vậy nhưng, trứng óc đậu không nên ăn nhiều bởi chúng có khả năng nhiễm khuẩn, khó tiêu. Trong số đó phổ biến nhất là khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24
Ăn trứng sống. Nhiều người có thói quen ăn trứng sống thay vì xử lý qua nhiệt. Họ cho rằng ăn như vậy sẽ nhận được tối đa dinh dưỡng, các chất trong trứng không bị biến đổi.
Thực chất, đây là điều "cấm kỵ" khi ăn trứng. Nguyên nhân bởi trứng là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn đường ruột Salmonella có thể thâm nhập vào bên trong trứng. Nếu không chế biến kỹ, vi khuẩn không bị tiêu diệt.Khuẩn Salmonella đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố.
Độc tố của vi khuẩn salmonella gây ảnh hưởng rất xấu tại ruột. Cụ thể, độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu hoặc có thể gây thủng ruột). Thậm chí, độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.
Ăn nhiều trứng bác thảo. Trứng bác thảo là món ngon thường thấy trên các bàn nhậu ở Trung Quốc. Dù vậy, trứng bác thảo không được khuyến khích ăn thường xuyên.
Nguyên nhân bởi quá trình sản xuất, trứng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng. Tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chì, không có lợi cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều trứng. Trứng chứa nhiều protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, chúng ta phải kiểm soát lượng trứng ăn vào, mỗi tuần không nên ăn quá 7 quả.
Nguyên nhân bởi ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng gánh nặng cơ thể. Tốt nhất, người lớn nên cân đối ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Trẻ nhỏ nhu cầu vận động nhiều, cơ thể đang phát triển cần lượng đạm lớn thì có thể bổ sung 1-2 quả/ngày.
Những người bị rối loạn chức năng gan thận tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bổ sung dinh dưỡng từ trứng không khoa học có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.
Loại bỏ lòng đỏ trứng. Trứng có hai phần lòng đỏ, lòng trắng và nên được thưởng thức cùng nhau. Loại bỏ phần nào cũng không nên.
Nếu chỉ ăn lòng trắng, cơ thể sẽ không nhận được nguồn dinh dưỡng trọn vẹn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng kém hơn. Từ đó, không nhận được tác dụng dinh dưỡng trọn vẹn.
Trứng óc đậu. Trứng óc đậu là loại trứng ấp nở không thành công. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn... khiến phôi trứng bị hỏng. Do có hương vị đặc biệt, nhiều người e ngại song cũng có không ít người ưa thích loại trứng này.
Vậy nhưng, trứng óc đậu không nên ăn nhiều bởi chúng có khả năng nhiễm khuẩn, khó tiêu. Trong số đó phổ biến nhất là khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24