Thận đảm nhiệm vai trò bài tiết chất thải và độc tố. Một khi chức năng thận suy giảm, chất độc không được đào thải sẽ tích tụ trong cơ thể. Trường hợp nặng, suy thận có thể uy hiếp tính mạng của người bệnh. (Ảnh: ABLW, minh họa)Đáng lưu ý, áp lực cuộc sống cùng thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến bệnh thận ngày càng trở nên phổ biến. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe thận, chuyên gia khuyên nên dừng những hành động “ngược đãi” thận dưới đây.1. Không uống đủ nước. Người trưởng thành bài tiết khoảng 1500-2000ml nước tiểu mỗi ngày. Để cơ thể vận hành bình thường, một người cần bổ sung 2000-2500ml nước.Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không bổ sung nước kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chuyển hóa nước của thận, giảm lượng nước tiểu được đào thải. Điều này khiến rác thải và độc tố không được đào thải qua đường tiểu tiện, tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể. Theo thời gian, độc tố tích tụ có thể gây sỏi thận, viêm thận và các bệnh lý về thận khác, cuối cùng dẫn đến suy thận.Bổ sung nước rất quan trọng song cần thực hiện đúng cách. Bạn không nên uống lượng nước lớn cùng lúc, đặc biệt sau khát thời gian dài. Nguyên nhân bởi cách uống nước này có thể tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng chức năng thận. Tốt hơn, bạn nên uống nước rải rác trong ngày, tránh đợi đến khi khát mới uống. Nên uống nước lọc, nước đun sôi thay vì lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, bia rượu.2. Ăn mặn. Nhiều người có thói quen tẩm ướp gia vị thật đậm rồi chế biến món ăn. Nêm ít muối khiến họ cảm thấy món ăn nhạt nhẽo, không vừa miệng. Thực tế, ăn mặn khiến bạn nạp lượng lớn natri. Khi đi vào cơ thể, các nguyên tố natri này cần được thận chuyển hóa, từ đó làm tăng gánh nặng cho thận.Bên cạnh đó, ăn mặn còn có thể tăng nguy cơ huyết áp cao, ảnh hưởng chức năng thận. Lâu ngày, chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng suy thận nguy hiểm.3. Thức khuya. Thói quen thức khuya giúp bạn có thêm thời gian giải quyết công việc song lại có thể rút ngắn tuổi thọ. Chuyên gia cho biết, giấc ngủ chất lượng là thời điểm vàng để cơ thể giải độc, tự phục hồi.Thức khuya lâu ngày khiến quá trình tự sửa chữa và trao đổi chất bị ảnh hưởng, dẫn đến mất cân bằng nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Những người vốn có chức năng thận kém, thức khuya còn có thể làm tăng nguy cơ đối diện suy thận nguy hiểm.Ngoài việc chỉ ra các hành động “ngược đãi” thận, chuyên gia còn nhấn mạnh dấu hiệu suy thận dưới đây. Phát hiện các vấn đề về thận để can thiệp, điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.Phù. Thận có chức năng chuyển hóa nước. Khi bị suy thận, cơ thể sẽ có hiện tượng giữ nước gây phù. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy phù mặt rồi dần xuất hiện các triệu chứng như phù mắt cá chân, phù toàn thân.Tiểu tiện bất thường. Khi bị suy thận, chức năng thận rối loạn dẫn đến lượng nước tiểu bất thường. Ban đầu, lượng nước tiểu sẽ giảm dần. Khi bệnh tiến triển nặng, chức năng tế bào thận suy yếu khiến lượng nước tiểu thải ra nhiều bất thường.Các dấu hiệu toàn thân. Khi bị suy thận, thận không thể tái hấp thu và sử dụng các đại phân tử trong cơ thể nên cơ thể ngày càng suy nhược. Đồng thời, chất độc không được đẩy ra ngoài có thể gây hại cho tế bào của toàn cơ thể. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tức ngực, ho, ngứa khắp người, đôi khi sẽ khó thở.Suy thận là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Trong cuộc sống, bạn nên hạn chế những thói quen xấu như uống rượu bia, uống thuốc tùy tiện, nhịn tiểu...Bên cạnh đó, bạn nên học cách lắng nghe cơ thể. Khi có hiện tượng như phù nề, tiểu tiện bất thường, suy kiệt... không rõ nguyên nhân thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Sức khỏe& Đời sống)
Thận đảm nhiệm vai trò bài tiết chất thải và độc tố. Một khi chức năng thận suy giảm, chất độc không được đào thải sẽ tích tụ trong cơ thể. Trường hợp nặng, suy thận có thể uy hiếp tính mạng của người bệnh. (Ảnh: ABLW, minh họa)
Đáng lưu ý, áp lực cuộc sống cùng thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến bệnh thận ngày càng trở nên phổ biến. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe thận, chuyên gia khuyên nên dừng những hành động “ngược đãi” thận dưới đây.
1. Không uống đủ nước. Người trưởng thành bài tiết khoảng 1500-2000ml nước tiểu mỗi ngày. Để cơ thể vận hành bình thường, một người cần bổ sung 2000-2500ml nước.
Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không bổ sung nước kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chuyển hóa nước của thận, giảm lượng nước tiểu được đào thải. Điều này khiến rác thải và độc tố không được đào thải qua đường tiểu tiện, tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể. Theo thời gian, độc tố tích tụ có thể gây sỏi thận, viêm thận và các bệnh lý về thận khác, cuối cùng dẫn đến suy thận.
Bổ sung nước rất quan trọng song cần thực hiện đúng cách. Bạn không nên uống lượng nước lớn cùng lúc, đặc biệt sau khát thời gian dài. Nguyên nhân bởi cách uống nước này có thể tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng chức năng thận. Tốt hơn, bạn nên uống nước rải rác trong ngày, tránh đợi đến khi khát mới uống. Nên uống nước lọc, nước đun sôi thay vì lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, bia rượu.
2. Ăn mặn. Nhiều người có thói quen tẩm ướp gia vị thật đậm rồi chế biến món ăn. Nêm ít muối khiến họ cảm thấy món ăn nhạt nhẽo, không vừa miệng. Thực tế, ăn mặn khiến bạn nạp lượng lớn natri. Khi đi vào cơ thể, các nguyên tố natri này cần được thận chuyển hóa, từ đó làm tăng gánh nặng cho thận.
Bên cạnh đó, ăn mặn còn có thể tăng nguy cơ huyết áp cao, ảnh hưởng chức năng thận. Lâu ngày, chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng suy thận nguy hiểm.
3. Thức khuya. Thói quen thức khuya giúp bạn có thêm thời gian giải quyết công việc song lại có thể rút ngắn tuổi thọ. Chuyên gia cho biết, giấc ngủ chất lượng là thời điểm vàng để cơ thể giải độc, tự phục hồi.
Thức khuya lâu ngày khiến quá trình tự sửa chữa và trao đổi chất bị ảnh hưởng, dẫn đến mất cân bằng nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Những người vốn có chức năng thận kém, thức khuya còn có thể làm tăng nguy cơ đối diện suy thận nguy hiểm.
Ngoài việc chỉ ra các hành động “ngược đãi” thận, chuyên gia còn nhấn mạnh dấu hiệu suy thận dưới đây. Phát hiện các vấn đề về thận để can thiệp, điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Phù. Thận có chức năng chuyển hóa nước. Khi bị suy thận, cơ thể sẽ có hiện tượng giữ nước gây phù. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy phù mặt rồi dần xuất hiện các triệu chứng như phù mắt cá chân, phù toàn thân.
Tiểu tiện bất thường. Khi bị suy thận, chức năng thận rối loạn dẫn đến lượng nước tiểu bất thường. Ban đầu, lượng nước tiểu sẽ giảm dần. Khi bệnh tiến triển nặng, chức năng tế bào thận suy yếu khiến lượng nước tiểu thải ra nhiều bất thường.
Các dấu hiệu toàn thân. Khi bị suy thận, thận không thể tái hấp thu và sử dụng các đại phân tử trong cơ thể nên cơ thể ngày càng suy nhược. Đồng thời, chất độc không được đẩy ra ngoài có thể gây hại cho tế bào của toàn cơ thể. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tức ngực, ho, ngứa khắp người, đôi khi sẽ khó thở.
Suy thận là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Trong cuộc sống, bạn nên hạn chế những thói quen xấu như uống rượu bia, uống thuốc tùy tiện, nhịn tiểu...
Bên cạnh đó, bạn nên học cách lắng nghe cơ thể. Khi có hiện tượng như phù nề, tiểu tiện bất thường, suy kiệt... không rõ nguyên nhân thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Sức khỏe& Đời sống)