Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Các chất béo xấu trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu, dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch khiến các động mạch bị hẹp lại và tắc, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Giảm chức năng não: Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới. Tiêu thụ một lượng lớn chất béo và thức ăn nhanh có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.Tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận: Thức ăn nhanh chứa một lượng muối khá lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận.Tổn thương gan: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh có hại cho gan gần như rượu, ăn thức ăn nhanh trong 4 tuần có thể ảnh hưởng xấu đến men gan. Ngoài ra, chất béo chuyển hóa từ đồ ăn vặt có thể lắng đọng trong gan, gây ra các vấn đề về gan.Gây ra các vấn đề tiêu hóa: Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ. Điều này có nghĩa là nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn. Đồng thời, hàm lượng chất béo cao của loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày.Tăng nguy cơ ung thư: Hàm lượng đường và chất béo cao trong thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.Suy yếu hệ miễn dịch: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch. Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác. Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố.Khiến bạn mệt mỏi: Thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất do đó việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phầm này có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược.Gây ra các vấn đề về da, răng, xương: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema. Đồng thời, tiêu thụ thức ăn nhanh cũng gây ra các vấn đề về răng do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng.Gây nghiện: Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ có thể gây nghiện nếu bạn tiêu thụ quá nhiều và thường xuyên thức ăn nhanh. Mô tả video
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Các chất béo xấu trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu, dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch khiến các động mạch bị hẹp lại và tắc, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Giảm chức năng não: Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới. Tiêu thụ một lượng lớn chất béo và thức ăn nhanh có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận: Thức ăn nhanh chứa một lượng muối khá lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận.
Tổn thương gan: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh có hại cho gan gần như rượu, ăn thức ăn nhanh trong 4 tuần có thể ảnh hưởng xấu đến men gan. Ngoài ra, chất béo chuyển hóa từ đồ ăn vặt có thể lắng đọng trong gan, gây ra các vấn đề về gan.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa: Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ. Điều này có nghĩa là nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn. Đồng thời, hàm lượng chất béo cao của loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày.
Tăng nguy cơ ung thư: Hàm lượng đường và chất béo cao trong thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Suy yếu hệ miễn dịch: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch. Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác.
Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố.
Khiến bạn mệt mỏi: Thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất do đó việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phầm này có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược.
Gây ra các vấn đề về da, răng, xương: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema. Đồng thời, tiêu thụ thức ăn nhanh cũng gây ra các vấn đề về răng do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng.
Gây nghiện: Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ có thể gây nghiện nếu bạn tiêu thụ quá nhiều và thường xuyên thức ăn nhanh.