Điện thoại, máy tính bảng: Một số người bị dị ứng với niken hoặc coban, những kim loại được sử dụng trong phần lớn các mẫu điện thoại hiện đại. Khi sử dụng các thiết bị này, họ sẽ gặp phải tình trạng ngứa, phát ban trên tay, tai và má. Nếu có những triệu chứng này, hãy cố gắng nói chuyện điện thoại ít hơn hoặc hãy sử dụng loa ngoài.Nút quần: Giống như điện thoại di động, nút quần áo cũng chứa nhiều niken khiến da ngứa và phát ban đỏ đối với những người bị dị ứng.Thịt: Sau khi ăn một miếng thịt nhỏ, bạn hắt hơi liên tục, cơ thể ngứa ngáy khắp nơi và cảm thấy buồn nôn. Điều này cho thấy bạn bị dị ứng với loại thịt vừa ăn.Trái cây ô nhiễm: Nếu đang ăn một loại trái cây thụ phấn như táo, kiwi, đào... rồi đột nhiên cảm thấy đôi môi và cổ họng nóng rang. Bạn có thể mắc hội chứng dị ứng phấn hoa.Mỹ phẩm trang điểm: Hóa chất chứa trong mỹ phẩm, kem dưỡng và nước hoa có thể gây ra dị ứng sau khi sử dụng vài giờ hoặc vài ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc kiểm tra kỹ thành phần gây dị ứng trước khi dùng.Chất tẩy quần áo: Một số thành phần trong chất tẩy quần áo có thể gây dị ứng da. Dấu hiệu nhận biết là ngứa, khó chịu khi mặc quần áo hoặc ngủ trên chăn, gối được giặt bằng chất tẩy đó.Chất tẩy gia dụng: Nếu bị phát ban, mẩn đỏ khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa thì chứng tỏ bạn đã dị ứng thành phần của nó.Len: Chúng ta nghĩ rằng cảm giác ngứa là bình thường vì các sợi len chạm vào da. Thực tế là có một số người dị ứng với lanolin, một thành phần sáp tự nhiên được sản xuất bởi cừu.Chất liệu da: Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy và rát khi mặc một chiếc áo khoác da, có lẽ bạn đã bị dị ứng với chất liệu này.Trang sức: Một số đồ trang sức cũng có thể chứa loại kim loại niken gây dị ứng. Nếu xuất hiện các nốt đỏ, ngứa khi đeo nhẫn và vòng tay, bạn nên hạn chế sử dụng chúng.Sách: Đối với những người dị ứng sách, mùi từ vật dụng này sẽ gây ra các cơn hắt hơi liên tục và tạo cảm giác đau đầu. Nếu quá nhạy cảm với bụi giấy, hãy chuyển sang đọc sách điện tử. Ảnh: Brightside.
Điện thoại, máy tính bảng: Một số người bị dị ứng với niken hoặc coban, những kim loại được sử dụng trong phần lớn các mẫu điện thoại hiện đại. Khi sử dụng các thiết bị này, họ sẽ gặp phải tình trạng ngứa, phát ban trên tay, tai và má. Nếu có những triệu chứng này, hãy cố gắng nói chuyện điện thoại ít hơn hoặc hãy sử dụng loa ngoài.
Nút quần: Giống như điện thoại di động, nút quần áo cũng chứa nhiều niken khiến da ngứa và phát ban đỏ đối với những người bị dị ứng.
Thịt: Sau khi ăn một miếng thịt nhỏ, bạn hắt hơi liên tục, cơ thể ngứa ngáy khắp nơi và cảm thấy buồn nôn. Điều này cho thấy bạn bị dị ứng với loại thịt vừa ăn.
Trái cây ô nhiễm: Nếu đang ăn một loại trái cây thụ phấn như táo, kiwi, đào... rồi đột nhiên cảm thấy đôi môi và cổ họng nóng rang. Bạn có thể mắc hội chứng dị ứng phấn hoa.
Mỹ phẩm trang điểm: Hóa chất chứa trong mỹ phẩm, kem dưỡng và nước hoa có thể gây ra dị ứng sau khi sử dụng vài giờ hoặc vài ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc kiểm tra kỹ thành phần gây dị ứng trước khi dùng.
Chất tẩy quần áo: Một số thành phần trong chất tẩy quần áo có thể gây dị ứng da. Dấu hiệu nhận biết là ngứa, khó chịu khi mặc quần áo hoặc ngủ trên chăn, gối được giặt bằng chất tẩy đó.
Chất tẩy gia dụng: Nếu bị phát ban, mẩn đỏ khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa thì chứng tỏ bạn đã dị ứng thành phần của nó.
Len: Chúng ta nghĩ rằng cảm giác ngứa là bình thường vì các sợi len chạm vào da. Thực tế là có một số người dị ứng với lanolin, một thành phần sáp tự nhiên được sản xuất bởi cừu.
Chất liệu da: Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy và rát khi mặc một chiếc áo khoác da, có lẽ bạn đã bị dị ứng với chất liệu này.
Trang sức: Một số đồ trang sức cũng có thể chứa loại kim loại niken gây dị ứng. Nếu xuất hiện các nốt đỏ, ngứa khi đeo nhẫn và vòng tay, bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
Sách: Đối với những người dị ứng sách, mùi từ vật dụng này sẽ gây ra các cơn hắt hơi liên tục và tạo cảm giác đau đầu. Nếu quá nhạy cảm với bụi giấy, hãy chuyển sang đọc sách điện tử. Ảnh: Brightside.