Pap Smear: Trong xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap mear), các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm này được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc ở tuổi 65. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vi rút HPV.Sàng lọc chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm sức khỏe này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 50, kiểm tra cứ 5 năm một lần.Chụp quang tuyến vú. Các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường ở núi đôi nên được phát hiện sớm. Phụ nữ nên đi kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi. Từ 20 đến 39 tuổi nên khám với chu kỳ 3 năm một lần. Từ 40 tuổi trở lên, chị em nên kiểm tra sức khỏe núi đôi hàng năm. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà theo chu kỳ hàng tháng hoặc nhiều hơn.Kiếm tra mật độ xương. Phụ nữ trên 40 nên được đo mật độ xương thường xuyên. Và nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, chị em nên làm kiểm tra này sớm hơn. Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.Kiểm tra tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao theo độ tuổi, do đó, khi đến độ tuổi 40, bạn nên thường xuyên kiểm tra và sàng lọc nhịp tim và kiểm tra các vấn đề liên quan đến tim mạch, nhằm phát hiện nguy cơ bệnh sớm.Sàng lọc ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng chủ yếu thường tấn công phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ ung thư buồng trứng, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là ở độ tuổi tiền mãn kinh.Kiểm tra lượng Vitamin D. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương và các bệnh về xương khác. Nếu bạn đã đến tuổi 40, hãy bổ sung thêm canxi cũng như nên thường xuyên kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể để có hướng xử lý kịp thời.Bệnh tiểu đường. Bắt đầu từ tuổi 40, chị em nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc kiểm tra sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.Huyết áp. Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ bị huyết áp cao. Vì vậy, cần được phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng hiệu quả, ngăn chặn biến chứng do cao huyết áp đe dọa sức khỏe chị em.Kiểm tra mắt. Các chuyên gia cho rằng kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm.
Pap Smear: Trong xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap mear), các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm này được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc ở tuổi 65. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vi rút HPV.
Sàng lọc chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm sức khỏe này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 50, kiểm tra cứ 5 năm một lần.
Chụp quang tuyến vú. Các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường ở núi đôi nên được phát hiện sớm. Phụ nữ nên đi kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi. Từ 20 đến 39 tuổi nên khám với chu kỳ 3 năm một lần. Từ 40 tuổi trở lên, chị em nên kiểm tra sức khỏe núi đôi hàng năm. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà theo chu kỳ hàng tháng hoặc nhiều hơn.
Kiếm tra mật độ xương. Phụ nữ trên 40 nên được đo mật độ xương thường xuyên. Và nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, chị em nên làm kiểm tra này sớm hơn. Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
Kiểm tra tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao theo độ tuổi, do đó, khi đến độ tuổi 40, bạn nên thường xuyên kiểm tra và sàng lọc nhịp tim và kiểm tra các vấn đề liên quan đến tim mạch, nhằm phát hiện nguy cơ bệnh sớm.
Sàng lọc ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng chủ yếu thường tấn công phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ ung thư buồng trứng, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Kiểm tra lượng Vitamin D. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương và các bệnh về xương khác. Nếu bạn đã đến tuổi 40, hãy bổ sung thêm canxi cũng như nên thường xuyên kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể để có hướng xử lý kịp thời.
Bệnh tiểu đường. Bắt đầu từ tuổi 40, chị em nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc kiểm tra sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.
Huyết áp. Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ bị huyết áp cao. Vì vậy, cần được phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng hiệu quả, ngăn chặn biến chứng do cao huyết áp đe dọa sức khỏe chị em.
Kiểm tra mắt. Các chuyên gia cho rằng kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm.