Đồ ngọt: Các nhà khoa học cho rằng, tiêu thụ quá nhiều đường có thể ức chế khả năng chống nhiễm trùng của bạch cầu. Thêm vào đó, lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh, cúm, bạn nên tránh các loại đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt…) cho tới khi thấy khỏe mạnh hơn.Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế: Các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi cảm lạnh vì giàu carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, mì ống… thường được phân hủy thành đường rất nhanh chóng. Do đó, chúng cũng có thể gây viêm trong cơ thể tương tự như các loại đồ ngọt. Thay vào đó, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ nhiều chất xơ. Những thực phẩm này có thể giúp bạn thấy no lâu, giảm viêm tự nhiên.Đồ uống có cồn: Giống như đường, đồ uống có cồn cũng có thể gây viêm và làm suy yếu bạch cầu. Uống nhiều rượu bia còn khiến cơ thể bị mất nước và điều này khiến thận gặp khó khăn trong việc lọc bỏ các chất thải khỏi cơ thể.Đồ ăn cay: Dù hoạt chất capsaicin trong các loại đồ ăn cay có thể giúp làm thông thoáng đường thở, các chuyên gia cảnh báo chúng có thể gây kích ứng dạ dày. Do đó, nếu bạn bị cảm lạnh, cúm đi kèm với tình trạng đau dạ dày, hãy tránh xa các loại đồ ăn cay.Trái cây họ cam quýt: Nhiều người nghĩ uống nước cam, nước chanh khi bị cảm lạnh, cúm có thể giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể. Đúng là điều này có thể giúp tăng cường miễn dịch, nhưng giống như các loại đồ ăn cay, các loại trái cây này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng.Thực phẩm giàu chất béo: Khi bị cảm lạnh, cúm, bạn có thể cảm thấy chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn. Các thực phẩm giàu chất béo chỉ khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng, chưa kể chúng cũng góp phần gây viêm trong cơ thể.Các loại kẹo không đường: Các loại kẹo này có thể chứa sorbitol, một loại đường khó tiêu hóa và có thể gây đau đầu, khó chịu cho dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy trong một số trường hợp. Nên nhớ, tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước và điều này càng nguy hiểm hơn khi bạn đang đau ốm.Đồ uống chứa caffeine: Đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước có gas… có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, khiến bạn lâu hồi phục. Nguyên nhân là bởi caffeine có thể hoạt động như một chất lợi tiểu. Chưa kể, các loại đồ uống này cũng thường chứa nhiều đường và gây viêm trong cơ thể.Các món ăn cứng hoặc giòn: Các món ăn cứng hoặc giòn (như bánh quy, các loại hạt…) có thể gây kích ứng cổ họng, làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, ho. Do đó, khi bị cảm lạnh, cúm, bạn nên chuyển sang ăn các món mềm, dễ nuốt. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp làm dịu cổ họng.Các loại rau củ ngâm: Những thực phẩm này thường chứa nhiều giấm và muối, do đó chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, gây viêm tại cổ họng. Ảnh: RD.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Đồ ngọt: Các nhà khoa học cho rằng, tiêu thụ quá nhiều đường có thể ức chế khả năng chống nhiễm trùng của bạch cầu. Thêm vào đó, lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh, cúm, bạn nên tránh các loại đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt…) cho tới khi thấy khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế: Các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi cảm lạnh vì giàu carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, mì ống… thường được phân hủy thành đường rất nhanh chóng. Do đó, chúng cũng có thể gây viêm trong cơ thể tương tự như các loại đồ ngọt. Thay vào đó, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ nhiều chất xơ. Những thực phẩm này có thể giúp bạn thấy no lâu, giảm viêm tự nhiên.
Đồ uống có cồn: Giống như đường, đồ uống có cồn cũng có thể gây viêm và làm suy yếu bạch cầu. Uống nhiều rượu bia còn khiến cơ thể bị mất nước và điều này khiến thận gặp khó khăn trong việc lọc bỏ các chất thải khỏi cơ thể.
Đồ ăn cay: Dù hoạt chất capsaicin trong các loại đồ ăn cay có thể giúp làm thông thoáng đường thở, các chuyên gia cảnh báo chúng có thể gây kích ứng dạ dày. Do đó, nếu bạn bị cảm lạnh, cúm đi kèm với tình trạng đau dạ dày, hãy tránh xa các loại đồ ăn cay.
Trái cây họ cam quýt: Nhiều người nghĩ uống nước cam, nước chanh khi bị cảm lạnh, cúm có thể giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể. Đúng là điều này có thể giúp tăng cường miễn dịch, nhưng giống như các loại đồ ăn cay, các loại trái cây này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng.
Thực phẩm giàu chất béo: Khi bị cảm lạnh, cúm, bạn có thể cảm thấy chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn. Các thực phẩm giàu chất béo chỉ khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng, chưa kể chúng cũng góp phần gây viêm trong cơ thể.
Các loại kẹo không đường: Các loại kẹo này có thể chứa sorbitol, một loại đường khó tiêu hóa và có thể gây đau đầu, khó chịu cho dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy trong một số trường hợp. Nên nhớ, tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước và điều này càng nguy hiểm hơn khi bạn đang đau ốm.
Đồ uống chứa caffeine: Đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước có gas… có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, khiến bạn lâu hồi phục. Nguyên nhân là bởi caffeine có thể hoạt động như một chất lợi tiểu. Chưa kể, các loại đồ uống này cũng thường chứa nhiều đường và gây viêm trong cơ thể.
Các món ăn cứng hoặc giòn: Các món ăn cứng hoặc giòn (như bánh quy, các loại hạt…) có thể gây kích ứng cổ họng, làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, ho. Do đó, khi bị cảm lạnh, cúm, bạn nên chuyển sang ăn các món mềm, dễ nuốt. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp làm dịu cổ họng.
Các loại rau củ ngâm: Những thực phẩm này thường chứa nhiều giấm và muối, do đó chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, gây viêm tại cổ họng. Ảnh: RD.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.