Đi bộ nhanh: Đi bộ nhanh 20 đến 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa. Bài tập này giúp tăng khả năng co bóp của hệ tiêu hóa, giúp phần bã thừa thoát ra dễ dàng hơn.Đạp xe: Đạp xe 10 - 15 phút có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Bài tập này giúp thức ăn lưu thông qua ruột dễ dàng hơn và giảm mất nước qua phân, nhờ đó tạo nên một môi trường tiêu hóa khỏe mạnh.Gập bụng ngồi lên (sit-up): Gập bụng là một bài tập hiệu quả trong việc giảm khí ga trong ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, bài tập này cũng có hiệu quả trong việc cải thiện đường thoát của phân. Bạn nên tập gập bụng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 10 - 12 động tác.Hít đất: Bài tập hít đất sử dụng lực tay, nhưng về cơ bản là những vận động của cơ bụng. Bài tập này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vận động của ống tiêu hóa.Bơi: Bạn cũng có thể chọn bơi làm hình thức vận động để cải thiện đường tiêu hóa. Các vận động trong khi bơi giúp ống tiêu hóa khỏe mạnh.Hít thở sâu: Hít thở sâu không chỉ tốt cho thanh quản và cổ họng mà còn có thể cải thiện một số phần của hệ tiêu hóa và giúp ổn định quá trình tiêu hóa thức ăn.Gập bụng nằm (crunches): Bài tập này tập trung vào các cơ bụng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Bên cạnh bài tập gập bụng cơ bản, bạn có thể tập các bài nâng cao như gập bụng duỗi chân, gập bụng dài tay và gập bụng ngược.Yoga: Các động tác yoga có thể giúp điều trị đau bụng và khó tiêu. Yoga cũng giúp giảm stress - một trong những nguyên nhân làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu.Tập thể thao: Chơi thể thao đều đặn là cách đơn giản nhất để giữ cho ống tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy biến thể thao thành một thói quen thường ngày của bạn./.
Đi bộ nhanh: Đi bộ nhanh 20 đến 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa. Bài tập này giúp tăng khả năng co bóp của hệ tiêu hóa, giúp phần bã thừa thoát ra dễ dàng hơn.
Đạp xe: Đạp xe 10 - 15 phút có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Bài tập này giúp thức ăn lưu thông qua ruột dễ dàng hơn và giảm mất nước qua phân, nhờ đó tạo nên một môi trường tiêu hóa khỏe mạnh.
Gập bụng ngồi lên (sit-up): Gập bụng là một bài tập hiệu quả trong việc giảm khí ga trong ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, bài tập này cũng có hiệu quả trong việc cải thiện đường thoát của phân. Bạn nên tập gập bụng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 10 - 12 động tác.
Hít đất: Bài tập hít đất sử dụng lực tay, nhưng về cơ bản là những vận động của cơ bụng. Bài tập này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vận động của ống tiêu hóa.
Bơi: Bạn cũng có thể chọn bơi làm hình thức vận động để cải thiện đường tiêu hóa. Các vận động trong khi bơi giúp ống tiêu hóa khỏe mạnh.
Hít thở sâu: Hít thở sâu không chỉ tốt cho thanh quản và cổ họng mà còn có thể cải thiện một số phần của hệ tiêu hóa và giúp ổn định quá trình tiêu hóa thức ăn.
Gập bụng nằm (crunches): Bài tập này tập trung vào các cơ bụng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Bên cạnh bài tập gập bụng cơ bản, bạn có thể tập các bài nâng cao như gập bụng duỗi chân, gập bụng dài tay và gập bụng ngược.
Yoga: Các động tác yoga có thể giúp điều trị đau bụng và khó tiêu. Yoga cũng giúp giảm stress - một trong những nguyên nhân làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu.
Tập thể thao: Chơi thể thao đều đặn là cách đơn giản nhất để giữ cho ống tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy biến thể thao thành một thói quen thường ngày của bạn./.