Trang mạng Sina giới thiệu bộ ảnh chụp hồi thập niên 1980-1990 ghi lại tầng lớp khá giả ở Trung Quốc. Gia đình ông Wang Longbin ở Bắc Kinh thuộc diện khá giả, có thu nhập hạng trung trong xã hội Trung Quốc thời những năm 1980 khi nước này mở cửa kinh tế.Vợ chồng anh Fanzeng Sheng đang cùng con trai cắt bánh ga tô, loại bánh xa xỉ đối với nhiều gia đình ở Trung Quốc hồi thập niên 1980. Anh Fanzeng Sheng tốt nghiệp tại Đại học Chicago. Sau khi trở về đinh cư tại Thượng Hải vào năm 1983, anh được phân công giữ chức vụ Phó Giám đốc cảng Thượng Hải.Bên trong căn hộ khá giả của anh Wu Xieqing ở làng Huaxi, tỉnh Giang Tô, Huaxi là ngôi làng đi đầu trong làn sóng đổi mới nông thôn Trung Quốc với 80% lực lượng lao động trong làng tham gia vào sản xuất công nghiệp.Thập niên 1980, ti vi dần dần hiện hữu trong nhiều gia đình khá giả Trung Quốc. Trong ảnh, một gia đình ở Bắc Kinh đang theo dõi bản tin chiếu trên ti vi màu màn hình lớn nhập từ Nhật Bản.Phòng khách hồi năm 1980 của một gia đình có điều kiện ở Trung Quốc có ti vi, bàn ghế sofa, dàn loa và cả quạt điện.Làn sóng đổi mới kinh tế dần tác động tới những vùng quê xa xôi ở Trung Quốc. Trong bức ảnh màu chụp năm 1987, gian phòng khách với nhiều tiện nghi của một gia đình người dân tộc ở ngoại ô Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.Ngoài các vật dụng trong nhà bếp, nhiều gia đình giàu có Trung Quốc bắt đầu bỏ tiền ra mua tủ lạnh. Ảnh: Một thợ điện đang tới nhà một gia đình ở Thượng Hải để sửa tủ lạnh hỏng năm 1987.Cho tới những năm đầu 1990, máy tính vẫn còn là thứ xa xỉ đối với nhiều người dân Trung Quốc. Dẫu rằng vậy, vào thời điểm đó, kiến trúc sư xây dựng người Quảng Châu, anh Liaoxiao Mae đã bỏ ra hơn 30.000 NDT để mua máy tính AST486 do Mỹ sản xuất.Một gia đình đang chở ghế sofa mới mua về nhà. Ảnh chụp trên đoạn Đại lộ Trường An, Bắc Kinh năm 1984.Vào thời điểm đó, nếu có một chiếc ô tô riêng để đi lại thì gia đình đó được coi là thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Ảnh chụp năm 1994 ở làng Huaxi.Thập niên 1980-1990, người Trung Quốc cũng bỏ tiền ra để cho con cái theo học các lớp về âm nhạc, hội họa. Ảnh: Một chủ trang trại ở thị trấn Shaxi, thành phố Zhongshan, tỉnh Quảng Đông mua piano về để con gái học đàn.Các tấm ảnh về những ngôi sao bóng đá dán đầy trên tường một gia đình giàu có ở Trung Quốc. Ảnh chụp năm 1997.Hai ông bà đang cùng các cháu chơi các nhạc cụ âm nhạc.
Trang mạng Sina giới thiệu bộ ảnh chụp hồi thập niên 1980-1990 ghi lại tầng lớp khá giả ở Trung Quốc. Gia đình ông Wang Longbin ở Bắc Kinh thuộc diện khá giả, có thu nhập hạng trung trong xã hội Trung Quốc thời những năm 1980 khi nước này mở cửa kinh tế.
Vợ chồng anh Fanzeng Sheng đang cùng con trai cắt bánh ga tô, loại bánh xa xỉ đối với nhiều gia đình ở Trung Quốc hồi thập niên 1980. Anh Fanzeng Sheng tốt nghiệp tại Đại học Chicago. Sau khi trở về đinh cư tại Thượng Hải vào năm 1983, anh được phân công giữ chức vụ Phó Giám đốc cảng Thượng Hải.
Bên trong căn hộ khá giả của anh Wu Xieqing ở làng Huaxi, tỉnh Giang Tô, Huaxi là ngôi làng đi đầu trong làn sóng đổi mới nông thôn Trung Quốc với 80% lực lượng lao động trong làng tham gia vào sản xuất công nghiệp.
Thập niên 1980, ti vi dần dần hiện hữu trong nhiều gia đình khá giả Trung Quốc. Trong ảnh, một gia đình ở Bắc Kinh đang theo dõi bản tin chiếu trên ti vi màu màn hình lớn nhập từ Nhật Bản.
Phòng khách hồi năm 1980 của một gia đình có điều kiện ở Trung Quốc có ti vi, bàn ghế sofa, dàn loa và cả quạt điện.
Làn sóng đổi mới kinh tế dần tác động tới những vùng quê xa xôi ở Trung Quốc. Trong bức ảnh màu chụp năm 1987, gian phòng khách với nhiều tiện nghi của một gia đình người dân tộc ở ngoại ô Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.
Ngoài các vật dụng trong nhà bếp, nhiều gia đình giàu có Trung Quốc bắt đầu bỏ tiền ra mua tủ lạnh. Ảnh: Một thợ điện đang tới nhà một gia đình ở Thượng Hải để sửa tủ lạnh hỏng năm 1987.
Cho tới những năm đầu 1990, máy tính vẫn còn là thứ xa xỉ đối với nhiều người dân Trung Quốc. Dẫu rằng vậy, vào thời điểm đó, kiến trúc sư xây dựng người Quảng Châu, anh Liaoxiao Mae đã bỏ ra hơn 30.000 NDT để mua máy tính AST486 do Mỹ sản xuất.
Một gia đình đang chở ghế sofa mới mua về nhà. Ảnh chụp trên đoạn Đại lộ Trường An, Bắc Kinh năm 1984.
Vào thời điểm đó, nếu có một chiếc ô tô riêng để đi lại thì gia đình đó được coi là thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Ảnh chụp năm 1994 ở làng Huaxi.
Thập niên 1980-1990, người Trung Quốc cũng bỏ tiền ra để cho con cái theo học các lớp về âm nhạc, hội họa. Ảnh: Một chủ trang trại ở thị trấn Shaxi, thành phố Zhongshan, tỉnh Quảng Đông mua piano về để con gái học đàn.
Các tấm ảnh về những ngôi sao bóng đá dán đầy trên tường một gia đình giàu có ở Trung Quốc. Ảnh chụp năm 1997.
Hai ông bà đang cùng các cháu chơi các nhạc cụ âm nhạc.