Để có được chỗ che nắng che mưa và bữa ăn, những đứa trẻ trong gia đình nghèo ở Bangladesh phải đánh đổi bằng tuổi thơ của mình. Chúng buộc phải làm giúp việc cho những gia đình giàu có. Nhiều trẻ em ở Bangladesh được họ hàng đưa đến, số khác thậm chí bị bắt cóc trên đường và buộc phải làm công việc này, theo Spiegel.Trẻ em Bangladesh làm người ở chỉ nhận được thức ăn và chỗ nghỉ. Không tiền, không có không gian riêng, không được nghỉ ngơi, và tồi tệ nhất là không có tương lai.Năm 2013, các nhà nghiên cứu từ Đại học Dhaka điều tra thực trạng trẻ em đi làm người giúp việc tại Bangladesh. Họ phát hiện ra rằng 75% trẻ em phải làm việc mỗi ngày. Chỉ khoảng 1/4 trẻ em có phòng riêng, còn lại hầu hết phải ngủ ở phòng khách, bếp hay thậm chí là ngoài hiên.Từ đó tới nay, tình hình vẫn không được cải thiện nhiều. Nhiếp ảnh Marco Giannattasio mới đây thực hiện bộ ảnh về những người giúp việc tại Dhaka, thủ đô Bangladesh. Trong quá trình thực hiện dự án, anh đã gặp những đứa trẻ bị ngược đãi hoặc đánh đập.Giannattasio đặt tên bộ ảnh là "Những nô lệ vô hình ở Dhaka". Trong nghiên cứu của mình, Giannattasio cho biết đã bắt gặp nhiều cô bé làm người giúp việc, hay theo cách gọi của anh là nô lệ.Anh cho biết cũng gặp một số trẻ em nam làm công việc tương tự, nhưng không phổ biến như trẻ em nữ. Nghiên cứu của Đại học Dhaka cũng cho thấy phần lớn người giúp việc chưa đến tuổi lao động đều là nữ.Giải thích cho kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng nó bắt nguồn từ niềm tin nữ giới phù hợp với công việc trong nhà hơn, còn nam giới sẽ đi ra ngoài làm việc.Kết quả là bộ ảnh của Giannattasio chỉ toàn các bé gái. "Các cô bé này bị đối xử như đồ vật, như một bộ phận của những món đồ nội thất", nhiếp ảnh gia nói và cho biết thêm chủ yếu các nữ chủ nhà là người ngược đãi lao động trẻ em.Tuy nhiên, Giannattasio cũng ghi nhận một số tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực cải thiện tình hình. Họ đang thuyết phục các chủ hộ gia đình đối xử tốt hơn với lao động trẻ em.Ngoài ra, một số tổ chức còn mở lớp học cho các trẻ em này học tập và vui chơi cùng nhau. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Tổ chức lao động quốc tế kêu gọi ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em (Nguồn: VTC14)
Để có được chỗ che nắng che mưa và bữa ăn, những đứa trẻ trong gia đình nghèo ở Bangladesh phải đánh đổi bằng tuổi thơ của mình. Chúng buộc phải làm giúp việc cho những gia đình giàu có. Nhiều trẻ em ở Bangladesh được họ hàng đưa đến, số khác thậm chí bị bắt cóc trên đường và buộc phải làm công việc này, theo Spiegel.
Trẻ em Bangladesh làm người ở chỉ nhận được thức ăn và chỗ nghỉ. Không tiền, không có không gian riêng, không được nghỉ ngơi, và tồi tệ nhất là không có tương lai.
Năm 2013, các nhà nghiên cứu từ Đại học Dhaka điều tra thực trạng trẻ em đi làm người giúp việc tại Bangladesh. Họ phát hiện ra rằng 75% trẻ em phải làm việc mỗi ngày. Chỉ khoảng 1/4 trẻ em có phòng riêng, còn lại hầu hết phải ngủ ở phòng khách, bếp hay thậm chí là ngoài hiên.
Từ đó tới nay, tình hình vẫn không được cải thiện nhiều. Nhiếp ảnh Marco Giannattasio mới đây thực hiện bộ ảnh về những người giúp việc tại Dhaka, thủ đô Bangladesh. Trong quá trình thực hiện dự án, anh đã gặp những đứa trẻ bị ngược đãi hoặc đánh đập.
Giannattasio đặt tên bộ ảnh là "Những nô lệ vô hình ở Dhaka". Trong nghiên cứu của mình, Giannattasio cho biết đã bắt gặp nhiều cô bé làm người giúp việc, hay theo cách gọi của anh là nô lệ.
Anh cho biết cũng gặp một số trẻ em nam làm công việc tương tự, nhưng không phổ biến như trẻ em nữ. Nghiên cứu của Đại học Dhaka cũng cho thấy phần lớn người giúp việc chưa đến tuổi lao động đều là nữ.
Giải thích cho kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng nó bắt nguồn từ niềm tin nữ giới phù hợp với công việc trong nhà hơn, còn nam giới sẽ đi ra ngoài làm việc.
Kết quả là bộ ảnh của Giannattasio chỉ toàn các bé gái. "Các cô bé này bị đối xử như đồ vật, như một bộ phận của những món đồ nội thất", nhiếp ảnh gia nói và cho biết thêm chủ yếu các nữ chủ nhà là người ngược đãi lao động trẻ em.
Tuy nhiên, Giannattasio cũng ghi nhận một số tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực cải thiện tình hình. Họ đang thuyết phục các chủ hộ gia đình đối xử tốt hơn với lao động trẻ em.
Ngoài ra, một số tổ chức còn mở lớp học cho các trẻ em này học tập và vui chơi cùng nhau. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Tổ chức lao động quốc tế kêu gọi ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em (Nguồn: VTC14)