Đối với bộ tộc người Maori, xăm trổ Ta Moko là một phong tục truyền thống thể hiện thứ bậc, sự uy quyền và sức mạnh của người nam giới.Theo thống kê, cứ 1 trong số 5 người Hàn Quốc đã từng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Có một làn dà trắng mướt, thân hình mảnh mai, gương mặt chuẩn Vline, mũi cao dọc dừa và đôi mắt to tròn là tiêu chuẩn sắc đẹp trong xã hội Hàn. Do vậy, các cô gái xứ sở kim chi không ngại tiếc tiền chi cho các cuộc đại tu nhan sắc đó.Trong khi đó, ở quốc gia láng giềng Nhật Bản, các cô gái đua nhau tới các trung tâm nha khoa để bắt kịp xu hướng làm răng ma cà rồng (trong tiếng Nhật là Yaeba). Thực ra, các bác sĩ chỉ chỉnh chiếc ranh năng cho dài và sắn hơn giống với răng ma cà rồng. Tiêu chuẩn sắc đẹp kì quặc này đã thu hút nhiều cô gái Nhật làm theo.Bắt đầu từ tuổi lên 4, các bé gái thuộc dân tộc thiểu số Kayan ở phía bắc Thái Lan sẽ bắt đầu đeo những chiếc vòng cổ. Số lượng vòng sẽ ngày càng tăng thêm khi đứa trẻ gái lớn cho tới năm 25 tuổi. Người Kayan quan niệm, một chiếc cổ dài với nhiều vòng đồng đeo là một nét đẹp truyền thống lâu đời. Dẫu rằng vậy, phương pháp làm đẹp dị này chắc không nhiều cô gái dám làm.Tại đất nước Mauritania, phụ nữ béo mới được coi là người đẹp. Do vậy, với mong muốn lớn lên con kiếm được một tấm chồng tốt, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu ép con gái họ ăn nhiều. Thậm chí, một số người còn sử dụng biện pháp cực đoan đó là bắt con gái uống thuốc để kích thích sự thèm ăn.Hẳn nhiều người sẽ kinh ngạc trước tục lệ các cô gái Musi ở Ethiopia đeo đĩa ở môi. Tuy nhiên, cộng đồng bộ tộc này lại cho rằng, cô gái càng đeo đĩa to thì nhà trai càng phải đưa nhiều sính lễ để xin cưới. Hoặc, số khác lại cho rằng, đeo đĩa môi là một cách để chúc người phụ nữ mắn đẻ.Người Maasai ở Kenya cho rằng, tai càng dài thì người đó càng xinh đẹp. Vì lẽ đó, cả nam và nữ giới tộc Maasai đều cố gắng làm vành tai của mình rộng ra bằng việc sử dụng mọi thứ như ngà voi, bụi gai hay đá. Quả thực, đây là một phương pháp làm đẹp quái dị có "một không hai" trên Trái đất.Với các cô gái Mentawai trên đảo Siberus của Indonesia, mài răng nhọn hoắt sẽ làm họ càng trở nên quyến rũ và xinh đẹp. Trong khi đó, chồng của cô gái có hàm răng này cũng có thanh thế hơn trong cộng đồng.Hủ tục bó chân “gót sen” ở Trung Quốc thời kì phong kiến từng là một phong tục thịnh hành và là một cách làm đẹp đầy đau đớn. Ngày nay, tục lệ này đã hoàn toàn bị bãi bỏ.Hầu hết chị em ở Iran đều cho rằng, trang điểm là chưa đủ với họ. Do vậy, mỗi năm hàng triệu nữ giới Iran không ngại bỏ tiền ra để làm phẫu thuật thẩm mĩ mũi với mong muốn mình trông đẹp hơn.
Đối với bộ tộc người Maori, xăm trổ Ta Moko là một phong tục truyền thống thể hiện thứ bậc, sự uy quyền và sức mạnh của người nam giới.
Theo thống kê, cứ 1 trong số 5 người Hàn Quốc đã từng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Có một làn dà trắng mướt, thân hình mảnh mai, gương mặt chuẩn Vline, mũi cao dọc dừa và đôi mắt to tròn là tiêu chuẩn sắc đẹp trong xã hội Hàn. Do vậy, các cô gái xứ sở kim chi không ngại tiếc tiền chi cho các cuộc đại tu nhan sắc đó.
Trong khi đó, ở quốc gia láng giềng Nhật Bản, các cô gái đua nhau tới các trung tâm nha khoa để bắt kịp xu hướng làm răng ma cà rồng (trong tiếng Nhật là Yaeba). Thực ra, các bác sĩ chỉ chỉnh chiếc ranh năng cho dài và sắn hơn giống với răng ma cà rồng. Tiêu chuẩn sắc đẹp kì quặc này đã thu hút nhiều cô gái Nhật làm theo.
Bắt đầu từ tuổi lên 4, các bé gái thuộc dân tộc thiểu số Kayan ở phía bắc Thái Lan sẽ bắt đầu đeo những chiếc vòng cổ. Số lượng vòng sẽ ngày càng tăng thêm khi đứa trẻ gái lớn cho tới năm 25 tuổi. Người Kayan quan niệm, một chiếc cổ dài với nhiều vòng đồng đeo là một nét đẹp truyền thống lâu đời. Dẫu rằng vậy, phương pháp làm đẹp dị này chắc không nhiều cô gái dám làm.
Tại đất nước Mauritania, phụ nữ béo mới được coi là người đẹp. Do vậy, với mong muốn lớn lên con kiếm được một tấm chồng tốt, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu ép con gái họ ăn nhiều. Thậm chí, một số người còn sử dụng biện pháp cực đoan đó là bắt con gái uống thuốc để kích thích sự thèm ăn.
Hẳn nhiều người sẽ kinh ngạc trước tục lệ các cô gái Musi ở Ethiopia đeo đĩa ở môi. Tuy nhiên, cộng đồng bộ tộc này lại cho rằng, cô gái càng đeo đĩa to thì nhà trai càng phải đưa nhiều sính lễ để xin cưới. Hoặc, số khác lại cho rằng, đeo đĩa môi là một cách để chúc người phụ nữ mắn đẻ.
Người Maasai ở Kenya cho rằng, tai càng dài thì người đó càng xinh đẹp. Vì lẽ đó, cả nam và nữ giới tộc Maasai đều cố gắng làm vành tai của mình rộng ra bằng việc sử dụng mọi thứ như ngà voi, bụi gai hay đá. Quả thực, đây là một phương pháp làm đẹp quái dị có "một không hai" trên Trái đất.
Với các cô gái Mentawai trên đảo Siberus của Indonesia, mài răng nhọn hoắt sẽ làm họ càng trở nên quyến rũ và xinh đẹp. Trong khi đó, chồng của cô gái có hàm răng này cũng có thanh thế hơn trong cộng đồng.
Hủ tục bó chân “gót sen” ở Trung Quốc thời kì phong kiến từng là một phong tục thịnh hành và là một cách làm đẹp đầy đau đớn. Ngày nay, tục lệ này đã hoàn toàn bị bãi bỏ.
Hầu hết chị em ở Iran đều cho rằng, trang điểm là chưa đủ với họ. Do vậy, mỗi năm hàng triệu nữ giới Iran không ngại bỏ tiền ra để làm phẫu thuật thẩm mĩ mũi với mong muốn mình trông đẹp hơn.