Wen, 18 tuổi, đang chạm vào bụng vợ để cảm nhận những chuyển động của đứa trẻ đang lớn dần. Ông bố, bà mẹ mặt búng ra sữa này sống ở làng Tangzibian, huyện Mãnh Lạp, tỉnh Vân Nam, và kết hôn chỉ ba ngày sau khi gặp nhau vào năm 2014.Jie, vợ Wen, đang nấu ăn tối ở bếp ngoài trời tại nhà chồng. Bố mẹ Wen làm công nhân nhập cư ở tỉnh An Huy và gửi tiền về cho các con hàng tháng. Đây cũng là nguồn thu nhập duy nhất của đôi trẻ. Ở một số ngôi làng có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ của nhiều cặp vợ chồng trẻ phải rời bỏ quê hương đến các thành phố lân cận tìm việc, để lại con cho ông bà chăm sóc.Jie kết hôn năm 13 tuổi, trẻ hơn 12 tuổi so với độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi mang thai lần đầu tiên. Chính sách một con tồn tại nhiều thập kỷ và tư tưởng thích con trai hơn con gái của người dân là nguyên nhân khiến của tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.Tình trạng phụ nữ có học thức và thu nhập cao ở thành phố khó tìm chồng khá phổ biến. Họ sẽ bị coi là gái ế nếu chưa kết hôn ở tuổi 27. Trong khi đó tại các vùng nông thôn, nhiều cặp đôi đã kết hôn và sinh con từ tuổi 14. Ảnh: Cai, 16 tuổi, đang bồng đứa con trai hai tháng tuổi trên tay. Cô bé hiện sống ở làng Quảng Đông, huyện Mãnh Lạp. Một năm trước, Cai kết hôn với Ming, 17 tuổi, và nghỉ học. Cặp đôi nên vợ nên chồng sau ba tháng hẹn hò."Không bé gái nào tôi từng gặp bị ép phải kết hôn. Thông thường, các em đến với nhau vì tình yêu, hoặc trong một số trường hợp là do bạn gái mang thai. Nhiều cặp đôi đã hẹn hò từ khi học tiểu học", phóng viên Muyi Xiao cho biết.Mẹ của bé Yuan, 7 tuổi, sinh con năm 17 tuổi. Khác với độ tuổi kết hôn khá sớm tại các làng quê, phóng viên Muyi Xiao nói rằng tại trường trung học của cô ở thành phố Vũ Hán, giáo viên thường trách phạt học sinh nữ có bạn trai khi còn đi học.Mei, 16 tuổi, kết hôn với Jian, 17 tuổi. Sau khoảng một năm kết hôn, bà bầu 9 tháng đang chờ đợi đứa con đầu lòng. Hai vợ chồng sống ở làng Wenge, huyện Mãnh Lạp.Xiao Li, 17 tuổi, là vợ của Xiao Min, 19 tuổi. Hai người là anh em họ và đã kết hôn ba năm. Kết hôn và mang thai sớm được chấp nhận ở một số tỉnh phía tây nam Trung Quốc. Tuy nhiên theo Xiao, điều này có thể gây ra nhiều trở ngại về kinh tế và giáo dục, đặc biệt cho các bé gái.Hua đang chơi cùng cô con gái hai tuổi trong căn nhà nhỏ ở làng Quảng Đông. Ở tuổi 18, Hua còn có một cậu con trai 1 tuổi.Bế đứa con gái một tuổi trong lòng, Xin, 16 tuổi, đang ngồi xem hoạt hình cùng chồng và những đứa trẻ hàng xóm. Đôi vợ chồng trẻ bắt đầu hẹn hò 3 năm trước, khi đang học lớp 5.Cậu bé Le, 3 tuổi, đeo tai nghe và ngồi trước màn hình máy tính để trò chuyện với mẹ. Người mẹ 20 tuổi đang làm công nhân ở tỉnh Chiết Giang và gửi con nhờ gia đình chú ở quê chăm sóc. Tại các vùng nông thôn, không ít trường hợp nghỉ học giữa chừng, kết hôn và tìm kiệc ở nơi khác, để lại con cho ông bà chăm sóc.
Wen, 18 tuổi, đang chạm vào bụng vợ để cảm nhận những chuyển động của đứa trẻ đang lớn dần. Ông bố, bà mẹ mặt búng ra sữa này sống ở làng Tangzibian, huyện Mãnh Lạp, tỉnh Vân Nam, và kết hôn chỉ ba ngày sau khi gặp nhau vào năm 2014.
Jie, vợ Wen, đang nấu ăn tối ở bếp ngoài trời tại nhà chồng. Bố mẹ Wen làm công nhân nhập cư ở tỉnh An Huy và gửi tiền về cho các con hàng tháng. Đây cũng là nguồn thu nhập duy nhất của đôi trẻ. Ở một số ngôi làng có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ của nhiều cặp vợ chồng trẻ phải rời bỏ quê hương đến các thành phố lân cận tìm việc, để lại con cho ông bà chăm sóc.
Jie kết hôn năm 13 tuổi, trẻ hơn 12 tuổi so với độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi mang thai lần đầu tiên. Chính sách một con tồn tại nhiều thập kỷ và tư tưởng thích con trai hơn con gái của người dân là nguyên nhân khiến của tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
Tình trạng phụ nữ có học thức và thu nhập cao ở thành phố khó tìm chồng khá phổ biến. Họ sẽ bị coi là gái ế nếu chưa kết hôn ở tuổi 27. Trong khi đó tại các vùng nông thôn, nhiều cặp đôi đã kết hôn và sinh con từ tuổi 14. Ảnh: Cai, 16 tuổi, đang bồng đứa con trai hai tháng tuổi trên tay. Cô bé hiện sống ở làng Quảng Đông, huyện Mãnh Lạp. Một năm trước, Cai kết hôn với Ming, 17 tuổi, và nghỉ học. Cặp đôi nên vợ nên chồng sau ba tháng hẹn hò.
"Không bé gái nào tôi từng gặp bị ép phải kết hôn. Thông thường, các em đến với nhau vì tình yêu, hoặc trong một số trường hợp là do bạn gái mang thai. Nhiều cặp đôi đã hẹn hò từ khi học tiểu học", phóng viên Muyi Xiao cho biết.
Mẹ của bé Yuan, 7 tuổi, sinh con năm 17 tuổi. Khác với độ tuổi kết hôn khá sớm tại các làng quê, phóng viên Muyi Xiao nói rằng tại trường trung học của cô ở thành phố Vũ Hán, giáo viên thường trách phạt học sinh nữ có bạn trai khi còn đi học.
Mei, 16 tuổi, kết hôn với Jian, 17 tuổi. Sau khoảng một năm kết hôn, bà bầu 9 tháng đang chờ đợi đứa con đầu lòng. Hai vợ chồng sống ở làng Wenge, huyện Mãnh Lạp.
Xiao Li, 17 tuổi, là vợ của Xiao Min, 19 tuổi. Hai người là anh em họ và đã kết hôn ba năm. Kết hôn và mang thai sớm được chấp nhận ở một số tỉnh phía tây nam Trung Quốc. Tuy nhiên theo Xiao, điều này có thể gây ra nhiều trở ngại về kinh tế và giáo dục, đặc biệt cho các bé gái.
Hua đang chơi cùng cô con gái hai tuổi trong căn nhà nhỏ ở làng Quảng Đông. Ở tuổi 18, Hua còn có một cậu con trai 1 tuổi.
Bế đứa con gái một tuổi trong lòng, Xin, 16 tuổi, đang ngồi xem hoạt hình cùng chồng và những đứa trẻ hàng xóm. Đôi vợ chồng trẻ bắt đầu hẹn hò 3 năm trước, khi đang học lớp 5.
Cậu bé Le, 3 tuổi, đeo tai nghe và ngồi trước màn hình máy tính để trò chuyện với mẹ. Người mẹ 20 tuổi đang làm công nhân ở tỉnh Chiết Giang và gửi con nhờ gia đình chú ở quê chăm sóc. Tại các vùng nông thôn, không ít trường hợp nghỉ học giữa chừng, kết hôn và tìm kiệc ở nơi khác, để lại con cho ông bà chăm sóc.