Truyền thuyết dân tộc Minangkabau (gọi tắt là Minang) kể rằng giữa thế kỷ 12, vua Maharajo Dirajo, người thành lập vương quốc Koto Batu, qua đời để lại 3 người con trai với 3 bà vợ khác nhau. Người vợ cả Puti Indo Jalito giành nuôi cả 3 đứa con và cai trị vương quốc. Đó là nguồn gốc của chế độ mẫu hệ tồn tại trong cộng đồng người Minangkabau cho đến ngày nay.Theo BBC, trong cấu trúc xã hội độc đáo và cũng phức tạp của người Minang, những của cải do thế hệ trước để lại, như ruộng vườn hay nhà cửa, được trao cho con gái thừa kế. Đàn ông phải "ở rể" và con sinh ra cũng mang họ mẹ. Hiện cộng đồng dân tộc Minang tại Indonesia có khoảng 9 triệu người, trong đó một nửa sống tại tỉnh Tây Sumatra.Thời xưa, người Minang theo tín ngưỡng duy linh, thờ cúng những yếu tố của tự nhiên, cho đến khi Hindu giáo và Phật giáo du nhập từ Ấn Độ. Văn hóa của họ dựa trên "adat" - những phong tục tập quán địa phương xuất phát từ tín ngưỡng duy linh và đạo Hindu, đạo Phật. Các "pawang" (hiểu nôm na là thầy cúng) được tin tưởng trong việc chữa bệnh, dự đoán tương lai hay kết nối với thế giới tâm linh. Sau này, người Minang đi theo Hồi giáo nhưng vẫn duy trì các "adat".Không giống các nền văn hóa Hồi giáo truyền thống nơi cô dâu về nhà chồng sau đám cưới, đàn ông Minang đến "ở rể" tại nhà vợ và sống cùng gia đình vợ. Của hồi môn mà các chú rể mang theo do gia đình cô dâu quyết định dựa trên học vấn và nghề nghiệp của chú rể.Đám cưới được coi là dịp trọng đại với nhiều quy tắc cầu kỳ. Vào ngày tổ chức hôn lễ, chú rể được đưa đến nhà cô dâu nơi nghi thức cưới hỏi, gọi là "nikah", diễn ra theo truyền thống Hồi giáo. Các vũ nữ và nhạc công chào đón chú rể bằng âm thanh của trống "gandang tambua" và cồng chiêng "talempong".Các thành viên trong gia đình cô dâu mặc trang phục truyền thống và đội những mâm tiền, quà, thức ăn trên đầu để trao cho chú rể. Đám cưới là dịp thể hiện các đặc quyền của phụ nữ Minang khi mọi việc lớn nhỏ đều do những phụ nữ có vai vế trong dòng tộc quyết định. Là chủ của gia đình và là người nắm giữ ruộng đất, họ đứng ra giải quyết tranh chấp, trách phạt, bàn chuyện hôn sự cũng như tiến hành các nghi lễ.Trong khi đó, đàn ông Minang chỉ cần có thu nhập ổn định để chăm lo con cái. Nhiều người rời làng để đến nơi khác tìm việc và chỉ thỉnh thoảng mới về nhà. Khi đó, họ không có quyền bàn luận chuyện gia đình.Tên gọi "Minangkabau" được ghép từ hai chữ: "minang" nghĩa là "chiến thắng" và "kabau" chỉ "con trâu nước". Theo truyền thuyết, khi vua của vương quốc Majapahit xứ Java gây chiến với người Minang, vua xứ Sumatra đề nghị tổ chức một cuộc chọi trâu thay vì chiến tranh. Kết quả, trâu của Minang dùng sừng nhọn đâm chết trâu của Majapahit. Đó cũng là lý do mái nhà của người Minang cũng như vật đội đầu truyền thống của phụ nữ dân tộc này có hình dạng chiếc sừng trâu.Dù sự tan rã của chế độ mẫu hệ đã được dự báo từ lâu, cộng đồng người Minang vẫn níu giữ truyền thống của mình và tìm cách đứng vững trước thách thức của thời gian. Họ nổi tiếng là những người hiếu học và rất nhiều người giữ vai trò quan trọng trong phong trào dân tộc ở Indonesia và Malaysia trước đây, chẳng hạn như tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Singapore Yusof bin Ishak, người đồng sáng lập Cộng hòa Indonesia Mohammad Hatta hay quốc vương đầu tiên của Liên bang Malaysia Tuanku Abdul Rahman.
Truyền thuyết dân tộc Minangkabau (gọi tắt là Minang) kể rằng giữa thế kỷ 12, vua Maharajo Dirajo, người thành lập vương quốc Koto Batu, qua đời để lại 3 người con trai với 3 bà vợ khác nhau. Người vợ cả Puti Indo Jalito giành nuôi cả 3 đứa con và cai trị vương quốc. Đó là nguồn gốc của chế độ mẫu hệ tồn tại trong cộng đồng người Minangkabau cho đến ngày nay.
Theo BBC, trong cấu trúc xã hội độc đáo và cũng phức tạp của người Minang, những của cải do thế hệ trước để lại, như ruộng vườn hay nhà cửa, được trao cho con gái thừa kế. Đàn ông phải "ở rể" và con sinh ra cũng mang họ mẹ. Hiện cộng đồng dân tộc Minang tại Indonesia có khoảng 9 triệu người, trong đó một nửa sống tại tỉnh Tây Sumatra.
Thời xưa, người Minang theo tín ngưỡng duy linh, thờ cúng những yếu tố của tự nhiên, cho đến khi Hindu giáo và Phật giáo du nhập từ Ấn Độ. Văn hóa của họ dựa trên "adat" - những phong tục tập quán địa phương xuất phát từ tín ngưỡng duy linh và đạo Hindu, đạo Phật. Các "pawang" (hiểu nôm na là thầy cúng) được tin tưởng trong việc chữa bệnh, dự đoán tương lai hay kết nối với thế giới tâm linh. Sau này, người Minang đi theo Hồi giáo nhưng vẫn duy trì các "adat".
Không giống các nền văn hóa Hồi giáo truyền thống nơi cô dâu về nhà chồng sau đám cưới, đàn ông Minang đến "ở rể" tại nhà vợ và sống cùng gia đình vợ. Của hồi môn mà các chú rể mang theo do gia đình cô dâu quyết định dựa trên học vấn và nghề nghiệp của chú rể.
Đám cưới được coi là dịp trọng đại với nhiều quy tắc cầu kỳ. Vào ngày tổ chức hôn lễ, chú rể được đưa đến nhà cô dâu nơi nghi thức cưới hỏi, gọi là "nikah", diễn ra theo truyền thống Hồi giáo. Các vũ nữ và nhạc công chào đón chú rể bằng âm thanh của trống "gandang tambua" và cồng chiêng "talempong".
Các thành viên trong gia đình cô dâu mặc trang phục truyền thống và đội những mâm tiền, quà, thức ăn trên đầu để trao cho chú rể. Đám cưới là dịp thể hiện các đặc quyền của phụ nữ Minang khi mọi việc lớn nhỏ đều do những phụ nữ có vai vế trong dòng tộc quyết định. Là chủ của gia đình và là người nắm giữ ruộng đất, họ đứng ra giải quyết tranh chấp, trách phạt, bàn chuyện hôn sự cũng như tiến hành các nghi lễ.
Trong khi đó, đàn ông Minang chỉ cần có thu nhập ổn định để chăm lo con cái. Nhiều người rời làng để đến nơi khác tìm việc và chỉ thỉnh thoảng mới về nhà. Khi đó, họ không có quyền bàn luận chuyện gia đình.
Tên gọi "Minangkabau" được ghép từ hai chữ: "minang" nghĩa là "chiến thắng" và "kabau" chỉ "con trâu nước". Theo truyền thuyết, khi vua của vương quốc Majapahit xứ Java gây chiến với người Minang, vua xứ Sumatra đề nghị tổ chức một cuộc chọi trâu thay vì chiến tranh. Kết quả, trâu của Minang dùng sừng nhọn đâm chết trâu của Majapahit. Đó cũng là lý do mái nhà của người Minang cũng như vật đội đầu truyền thống của phụ nữ dân tộc này có hình dạng chiếc sừng trâu.
Dù sự tan rã của chế độ mẫu hệ đã được dự báo từ lâu, cộng đồng người Minang vẫn níu giữ truyền thống của mình và tìm cách đứng vững trước thách thức của thời gian. Họ nổi tiếng là những người hiếu học và rất nhiều người giữ vai trò quan trọng trong phong trào dân tộc ở Indonesia và Malaysia trước đây, chẳng hạn như tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Singapore Yusof bin Ishak, người đồng sáng lập Cộng hòa Indonesia Mohammad Hatta hay quốc vương đầu tiên của Liên bang Malaysia Tuanku Abdul Rahman.