Trong số những chiến sĩ hải quân anh hùng hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm ấy có liệt sĩ Trần Văn Quyết, sinh năm 1967, thôn Xuân Thủy, xã Quảng Thủy, huyện Quảng Trạch, nay là thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Năm 2009, hài cốt liệt sĩ Quyết được đưa về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Thủy.Ông Trần Đình Cương, anh trai liệt sĩ Quyết chia sẻ: “Ngày em Quyết hy sinh, cha mẹ tôi suy sụp, mẹ ốm lên ốm xuống, khóc mù cả mắt. Đến năm 2009 đưa được hài cốt em về thì cha mẹ đã mất cả”.Nhập ngũ cùng một đợt, hy sinh cùng một ngày lại ở hai làng sát nhau, nhưng thi hài liệt sĩ Trương Minh Thương, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Bà Trương Thị Bảo, mẹ liệt sĩ Thương, vẫn luôn nuối tiếc: “Thương lắm, vì nó không có tương lai. Nếu sống đến bây giờ, thằng Thương cũng 53 tuổi, cũng có con, có cháu như người ta…”“Mệ đau, nhưng gần 30 năm, mệ cũng hết đau rồi. Chỉ thương hắn xin đi lính thay anh trai là Phạm Hữu Cành, để anh hắn ở nhà giúp cha mẹ làm lụng nuôi các em. Hắn đi, mà giấy báo tử về vẫn đề tên anh hắn”, bà Võ Thị Á, mẹ liệt sỹ Phạm Hữu Tý, Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình chia sẻ về con trai của mình.Bà Á có 2 người con trai hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Bà luôn tự hào vì có những người con vẻ vang, hy sinh vì Tổ quốc.Bà Nguyễn Thị Hòa, 84 tuổi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, thường xuyên đau yếu, phải ngồi một chỗ đã nhiều năm nay. Mỗi khi nhắc đến người con trai thứ tư, chiến sĩ hải quân anh hùng, liệt sĩ Võ Minh Đức, bà không kìm được xúc động.“Tôi giờ gần đất xa trời, đêm nằm một mình nghĩ buồn mà tội con. Người ta đi chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, sau mấy chục năm cũng tìm được hài cốt, mà con tôi thì… Cầu trời làm sao để tìm thấy thi hài con tôi”, bà Hòa nói trong nước mắt.Hơn 5 năm trước, có người về gia đình ông Hoàng Nhỏ, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình lấy ADN để giám định thi hài liệt sĩ Hoàng Văn Túy, ông ấp ủ hy vọng tìm được hài cốt con trai, nhưng không thành.Ông Nhỏ bên chiếc rương cũ đã hoen gỉ, kỷ vật còn sót lại của liệt sỹ Túy. Chiếc rương này nay được ông dùng để đựng áo quan, dành cho tang lễ của chính mình.Anh Nguyễn Văn Thống, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình là một trong chín người trở về sau 3 năm rưỡi bị giam cầm ở bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc.Hỏng một bên mắt, vỡ nát xương gò má và những vết thương ở chân tay do đạn lạc chỉ là những vết thương thể xác có thể chữa lành. Nhưng những ký ức về trận hải chiến đảo Gạc Ma, thời gian bị giam cầm đằng đẵng, không biết ngày về là hồi ức mà anh Thống không bao giờ quên được. Trong ảnh, anh Thống cầm giấy báo tử của chính mình.Bà Nguyễn Thị Dắc, Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình bên di ảnh của con trai, liệt sĩ Nguyễn Tiến Doãn hy sinh khi vừa tròn 23 tuổi để lại người con trai Nguyễn Đình Thế mới hơn 2 tuổi.Liệt sĩ Doãn là 1 trong những trường hợp hiếm hoi lập gia đình và có con trước lúc hy sinh. Bà Dắc hiện nay sống cùng gia đình cháu trai và đã có hai chắt nội.
Trong số những chiến sĩ hải quân anh hùng hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm ấy có liệt sĩ Trần Văn Quyết, sinh năm 1967, thôn Xuân Thủy, xã Quảng Thủy, huyện Quảng Trạch, nay là thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Năm 2009, hài cốt liệt sĩ Quyết được đưa về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Thủy.
Ông Trần Đình Cương, anh trai liệt sĩ Quyết chia sẻ: “Ngày em Quyết hy sinh, cha mẹ tôi suy sụp, mẹ ốm lên ốm xuống, khóc mù cả mắt. Đến năm 2009 đưa được hài cốt em về thì cha mẹ đã mất cả”.
Nhập ngũ cùng một đợt, hy sinh cùng một ngày lại ở hai làng sát nhau, nhưng thi hài liệt sĩ Trương Minh Thương, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Bà Trương Thị Bảo, mẹ liệt sĩ Thương, vẫn luôn nuối tiếc: “Thương lắm, vì nó không có tương lai. Nếu sống đến bây giờ, thằng Thương cũng 53 tuổi, cũng có con, có cháu như người ta…”
“Mệ đau, nhưng gần 30 năm, mệ cũng hết đau rồi. Chỉ thương hắn xin đi lính thay anh trai là Phạm Hữu Cành, để anh hắn ở nhà giúp cha mẹ làm lụng nuôi các em. Hắn đi, mà giấy báo tử về vẫn đề tên anh hắn”, bà Võ Thị Á, mẹ liệt sỹ Phạm Hữu Tý, Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình chia sẻ về con trai của mình.
Bà Á có 2 người con trai hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Bà luôn tự hào vì có những người con vẻ vang, hy sinh vì Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Hòa, 84 tuổi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, thường xuyên đau yếu, phải ngồi một chỗ đã nhiều năm nay. Mỗi khi nhắc đến người con trai thứ tư, chiến sĩ hải quân anh hùng, liệt sĩ Võ Minh Đức, bà không kìm được xúc động.
“Tôi giờ gần đất xa trời, đêm nằm một mình nghĩ buồn mà tội con. Người ta đi chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, sau mấy chục năm cũng tìm được hài cốt, mà con tôi thì… Cầu trời làm sao để tìm thấy thi hài con tôi”, bà Hòa nói trong nước mắt.
Hơn 5 năm trước, có người về gia đình ông Hoàng Nhỏ, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình lấy ADN để giám định thi hài liệt sĩ Hoàng Văn Túy, ông ấp ủ hy vọng tìm được hài cốt con trai, nhưng không thành.
Ông Nhỏ bên chiếc rương cũ đã hoen gỉ, kỷ vật còn sót lại của liệt sỹ Túy. Chiếc rương này nay được ông dùng để đựng áo quan, dành cho tang lễ của chính mình.
Anh Nguyễn Văn Thống, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình là một trong chín người trở về sau 3 năm rưỡi bị giam cầm ở bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc.
Hỏng một bên mắt, vỡ nát xương gò má và những vết thương ở chân tay do đạn lạc chỉ là những vết thương thể xác có thể chữa lành. Nhưng những ký ức về trận hải chiến đảo Gạc Ma, thời gian bị giam cầm đằng đẵng, không biết ngày về là hồi ức mà anh Thống không bao giờ quên được. Trong ảnh, anh Thống cầm giấy báo tử của chính mình.
Bà Nguyễn Thị Dắc, Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình bên di ảnh của con trai, liệt sĩ Nguyễn Tiến Doãn hy sinh khi vừa tròn 23 tuổi để lại người con trai Nguyễn Đình Thế mới hơn 2 tuổi.
Liệt sĩ Doãn là 1 trong những trường hợp hiếm hoi lập gia đình và có con trước lúc hy sinh. Bà Dắc hiện nay sống cùng gia đình cháu trai và đã có hai chắt nội.