Ngày 24/10/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C46) đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương về tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự.
Việc ông Hà Văn Thắm bị bắt giữ đã thực sự gây sốc cho dư luận, truyền thông cũng như những người làm trong ngành tài chính, ngân hàng. Ông Hà Văn Thắm sinh ngày 11/12/1972 tại Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội. Ông có bằng cử nhân Đại học Thương Mại, Thạc sĩ Đại học Columbia Commonwealth và Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ). Trước khi bị bắt, ông giữ vai trò Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương, đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch Khách sạn và dịch vụ Đại Dương. Sở dĩ việc ông Thắm dính vòng lao lý khiến nhiều người ngạc nhiên là bởi ông được báo chí ca ngợi suốt nhiều năm qua về những thành tích của mình. Ông từng đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Thánh Gióng" năm 2009, nhận bằng khen và cúp "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là một trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh "Giải thưởng Sao Đỏ 2011". Ông hiện cũng là người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán Việt Nam, là em trai ông Hà Trọng Nam, Chủ tịch Kem Tràng Tiền. Bầu Kiên có lẽ là đại gia Việt bị bắt giữ gây rúng động cho dư luận nhiều nhất từ trước tới giờ. Gần cuối tháng 8/2012, hầu như dư luận cả nước không thể tin nổi vào sự việc ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), một người đàn ông quyền lực trong giới tài chính ngân hàng cũng như trong làng bóng đá Việt bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ về một số sai phạm liên quan tới hoạt động kinh doanh của ông này. Sau một thời gian tạm giam, bầu Kiên hầu tòa với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; và trốn thuế. Vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng ACB do bầu Kiên cầm đầu được đánh giá là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm. Nguyễn Đức Kiên (sinh ngày 13/4/1964 tại Hà Nội) trước khi bị bắt là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ngoài ra ông Kiên hiện còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu, phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội... Hồi cuối tháng 7/2014, thông tin ông Phạm Công Danh Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựngViệt Nam bị bắt vì liên quan đến vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khiến giới doanh nhân không khỏi ngạc nhiên, bàn tán. Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank). Vào thời điểm tái cấu trúc và đổi tên, tháng 5/2013, Trust Bank có 23 năm hoạt động với vốn điều lệ 3.000 tỷ, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Tập đoàn Thiên Thanh đã cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc Trust Bank, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, với tôn chỉ hoạt động là ngân hàng đa năng đầu tiên tập trung phục vụ lĩnh vực xây dựng. Trước thời điểm bị bắt hơn 1 tháng, ông Phạm Công Danh vẫn nói về những kế hoạch chuẩn bị cho đợt kỷ niệm 50 năm hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh và gói tín dụng liên kết 50.000 tỉ đồng về đề án phát triển ngành vật liệu xây dựng theo mô hình tập trung: Sàn giao dịch vật liệu xây dựng và Thiên Thanh với vai trò là nhà tổ chức, Ngân hàng Xây dựng với vai trò là đơn vị cung cấp tín dụng. Ngày 2/8/2012, cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán SME về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ông Phan Huy Chí là thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế, Giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Ngoài ra, trước khi bị bắt, ông Phan Huy Chí còn là Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (mã VCV).
Việc ông Chí, người đứng đầu một công ty chứng khoán lớn bị bắt giữ đã khiến giới đầu tư chứng khoán nao núng một thời gian. Việc này cũng khiến cổ phiếu SME giảm giá không phanh, chỉ được giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần và bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 26/10/2012.
Ngày 24/10/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C46) đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương về tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự.
Việc ông Hà Văn Thắm bị bắt giữ đã thực sự gây sốc cho dư luận, truyền thông cũng như những người làm trong ngành tài chính, ngân hàng. Ông Hà Văn Thắm sinh ngày 11/12/1972 tại Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội. Ông có bằng cử nhân Đại học Thương Mại, Thạc sĩ Đại học Columbia Commonwealth và Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ).
Trước khi bị bắt, ông giữ vai trò Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương, đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch Khách sạn và dịch vụ Đại Dương. Sở dĩ việc ông Thắm dính vòng lao lý khiến nhiều người ngạc nhiên là bởi ông được báo chí ca ngợi suốt nhiều năm qua về những thành tích của mình. Ông từng đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Thánh Gióng" năm 2009, nhận bằng khen và cúp "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là một trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh "Giải thưởng Sao Đỏ 2011". Ông hiện cũng là người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán Việt Nam, là em trai ông Hà Trọng Nam, Chủ tịch Kem Tràng Tiền.
Bầu Kiên có lẽ là đại gia Việt bị bắt giữ gây rúng động cho dư luận nhiều nhất từ trước tới giờ. Gần cuối tháng 8/2012, hầu như dư luận cả nước không thể tin nổi vào sự việc ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), một người đàn ông quyền lực trong giới tài chính ngân hàng cũng như trong làng bóng đá Việt bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ về một số sai phạm liên quan tới hoạt động kinh doanh của ông này.
Sau một thời gian tạm giam, bầu Kiên hầu tòa với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; và trốn thuế. Vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng ACB do bầu Kiên cầm đầu được đánh giá là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm.
Nguyễn Đức Kiên (sinh ngày 13/4/1964 tại Hà Nội) trước khi bị bắt là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ngoài ra ông Kiên hiện còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu, phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội...
Hồi cuối tháng 7/2014, thông tin ông Phạm Công Danh Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựngViệt Nam bị bắt vì liên quan đến vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khiến giới doanh nhân không khỏi ngạc nhiên, bàn tán.
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank). Vào thời điểm tái cấu trúc và đổi tên, tháng 5/2013, Trust Bank có 23 năm hoạt động với vốn điều lệ 3.000 tỷ, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Tập đoàn Thiên Thanh đã cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc Trust Bank, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, với tôn chỉ hoạt động là ngân hàng đa năng đầu tiên tập trung phục vụ lĩnh vực xây dựng.
Trước thời điểm bị bắt hơn 1 tháng, ông Phạm Công Danh vẫn nói về những kế hoạch chuẩn bị cho đợt kỷ niệm 50 năm hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh và gói tín dụng liên kết 50.000 tỉ đồng về đề án phát triển ngành vật liệu xây dựng theo mô hình tập trung: Sàn giao dịch vật liệu xây dựng và Thiên Thanh với vai trò là nhà tổ chức, Ngân hàng Xây dựng với vai trò là đơn vị cung cấp tín dụng.
Ngày 2/8/2012, cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán SME về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ông Phan Huy Chí là thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế, Giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Ngoài ra, trước khi bị bắt, ông Phan Huy Chí còn là Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (mã VCV).
Việc ông Chí, người đứng đầu một công ty chứng khoán lớn bị bắt giữ đã khiến giới đầu tư chứng khoán nao núng một thời gian. Việc này cũng khiến cổ phiếu SME giảm giá không phanh, chỉ được giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần và bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 26/10/2012.