Cuộc triển lãm này sẽ vinh dự được trưng bày chiếc vương miện của công nương Anh đã đội trong lễ cưới Hoàng tử Williams. Vương miện được tạo từ những cánh hoa cách điệu, đính 739 viên kim cương và viền bằng 149 viên cắt kim cương thực hiện từ năm 1936. Chiếc vương miện quý giá này được Nữ hoàng Elizabeth trao lại cho Kate vào ngày trọng đại. Chiếc vương miện như một món quà của Cựu nữ hoàng dành cho nữ hoàng Elizabeth. Sau đó, em gái Nữ hoàng Elizabeth lúc đó là công chúa Margaret đã mượn vương miện của mẹ mình. Gần 20 năm sau, công chúa Anne đội lại kỷ vật đó trong chuyến thăm Australia và New Zealand. Trong buổi triển lãm trang sức tầm cỡ này còn có sự góp mặt của nhiều món đồ quý giá khác. Trong đó, chiếc nhẫn đính hôn của Grace Kelly được làm từ ngọc lục bảo cắt 10,47 carat cũng tham gia triển lãm. Chiếc nhẫn này Grace được hoàng tử Monaco, Rainier trao lại. Chiếc ghim áo hình cò trâm của nữ công tước Windsor được thiết kế bởi Jeanne Toussaint bằng cách sử dụng bạch kim, kim cương cắt, ngọc lục bảo, hồng ngọc và đá quý citrine. Chiếc ghim trong hình từng được Nữ công tước đeo vào năm 1940. Bản vẽ gốc chiếc ghim hình cò trâm của Toussaint cũng là một phần của buổi triển lãm.Chiếc vòng cổ của Elizabeth Taylor do Richard Button tặng vốn thuộc sở hữu của Nữ hoàng Mary Tudo vào thế kỷ 16, là một món đồ quý giá trưng bày tại triển lãm lần này. Nằm trong danh sách những món đồ quý giá được “ông hoàng trang sức” Cartier thiết kế năm 1930 là chiếc vòng tay pha lê và bạch kim của nữ diễn viên Gloria Swanson. Chiếc kẹp trang trí tóc đắt giá nạm kim cương của Cartier năm 1902 với chiều cao 7cm tính từ trung tâm được đeo bởi nhà thiết kế Stella McCartney trên thảm đỏ Met Ball năm ngoái.Barbara Hutton là một trong những khách hàng thân thiết nhất của Cartier khi bà là một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới với việc được thừa kế chuỗi cửa hàng Woolworth. Chiếc ghim cài áo mang hình dạng này của bà được chế tác bởi kim cương, ngọc lục bảo và mã não. Người xem có thể nhìn thấy chiếc ghim cài áo khi Barbara dự lễ cưỡi của con trai năm 1960. Nữ diễn viên người Mexico, Maria Felix cũng là khách hàng của nhà chế tác đá quý Cartier với chiếc dây chuyền hình cá sấu và vòng đeo tay hình rắn. Đặc biệt chiếc vòng cổ cá sấu được Cartier thực hiện năm 1975, nặng hơn 126 carat. Các món đồ triển lãm còn lại bao gồm chiếc vương miện bạch kim được chế tạo năm 1914 với chất liệu là từ mã não đen và kim cương. Bên cạnh nó là chiếc vòng đeo tay làm bằng nhiều loại đá quý như kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và ngọc lục bảo, được Cartier thực hiện năm 1925 và lấy cảm hứng từ đồ trang sức của Ấn Độ. Một trong những thiết kế tinh tế của Toussaint năm 1944 sau giải phóng Paris là một con chim tự do được làm từ đá quý ba màu của Pháp. Trong khi đó, chiếc trâm táo bạo bên cạnh lại được lấy cảm hứng từ Ballets Russes và minh họa thiết kế trước Art Deco của Cartier. Chiếc trâm quý này được thực hiện năm 1913 với chất liệu bạch kim, kim cương tròn, ngọc lục bảo 11,9 carat, ngọc trai tự nhiên, mã não và nhiều loại đá quý khác.
Cuộc triển lãm này sẽ vinh dự được trưng bày chiếc vương miện của công nương Anh đã đội trong lễ cưới Hoàng tử Williams.
Vương miện được tạo từ những cánh hoa cách điệu, đính 739 viên kim cương và viền bằng 149 viên cắt kim cương thực hiện từ năm 1936. Chiếc vương miện quý giá này được Nữ hoàng Elizabeth trao lại cho Kate vào ngày trọng đại.
Chiếc vương miện như một món quà của Cựu nữ hoàng dành cho nữ hoàng Elizabeth. Sau đó, em gái Nữ hoàng Elizabeth lúc đó là công chúa Margaret đã mượn vương miện của mẹ mình. Gần 20 năm sau, công chúa Anne đội lại kỷ vật đó trong chuyến thăm Australia và New Zealand.
Trong buổi triển lãm trang sức tầm cỡ này còn có sự góp mặt của nhiều món đồ quý giá khác. Trong đó, chiếc nhẫn đính hôn của Grace Kelly được làm từ ngọc lục bảo cắt 10,47 carat cũng tham gia triển lãm. Chiếc nhẫn này Grace được hoàng tử Monaco, Rainier trao lại.
Chiếc ghim áo hình cò trâm của nữ công tước Windsor được thiết kế bởi Jeanne Toussaint bằng cách sử dụng bạch kim, kim cương cắt, ngọc lục bảo, hồng ngọc và đá quý citrine. Chiếc ghim trong hình từng được Nữ công tước đeo vào năm 1940.
Bản vẽ gốc chiếc ghim hình cò trâm của Toussaint cũng là một phần của buổi triển lãm.
Chiếc vòng cổ của Elizabeth Taylor do Richard Button tặng vốn thuộc sở hữu của Nữ hoàng Mary Tudo vào thế kỷ 16, là một món đồ quý giá trưng bày tại triển lãm lần này.
Nằm trong danh sách những món đồ quý giá được “ông hoàng trang sức” Cartier thiết kế năm 1930 là chiếc vòng tay pha lê và bạch kim của nữ diễn viên Gloria Swanson.
Chiếc kẹp trang trí tóc đắt giá nạm kim cương của Cartier năm 1902 với chiều cao 7cm tính từ trung tâm được đeo bởi nhà thiết kế Stella McCartney trên thảm đỏ Met Ball năm ngoái.
Barbara Hutton là một trong những khách hàng thân thiết nhất của Cartier khi bà là một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới với việc được thừa kế chuỗi cửa hàng Woolworth. Chiếc ghim cài áo mang hình dạng này của bà được chế tác bởi kim cương, ngọc lục bảo và mã não. Người xem có thể nhìn thấy chiếc ghim cài áo khi Barbara dự lễ cưỡi của con trai năm 1960.
Nữ diễn viên người Mexico, Maria Felix cũng là khách hàng của nhà chế tác đá quý Cartier với chiếc dây chuyền hình cá sấu và vòng đeo tay hình rắn. Đặc biệt chiếc vòng cổ cá sấu được Cartier thực hiện năm 1975, nặng hơn 126 carat.
Các món đồ triển lãm còn lại bao gồm chiếc vương miện bạch kim được chế tạo năm 1914 với chất liệu là từ mã não đen và kim cương. Bên cạnh nó là chiếc vòng đeo tay làm bằng nhiều loại đá quý như kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và ngọc lục bảo, được Cartier thực hiện năm 1925 và lấy cảm hứng từ đồ trang sức của Ấn Độ.
Một trong những thiết kế tinh tế của Toussaint năm 1944 sau giải phóng Paris là một con chim tự do được làm từ đá quý ba màu của Pháp. Trong khi đó, chiếc trâm táo bạo bên cạnh lại được lấy cảm hứng từ Ballets Russes và minh họa thiết kế trước Art Deco của Cartier. Chiếc trâm quý này được thực hiện năm 1913 với chất liệu bạch kim, kim cương tròn, ngọc lục bảo 11,9 carat, ngọc trai tự nhiên, mã não và nhiều loại đá quý khác.