1 - Thú đục răng làm đẹp của người Maya: khoảng 2.500 năm trước, người Maya từng có sự hiểu biết sâu rộng về sức khỏe răng miệng. Ở thời điểm đó, họ cho rằng việc giữ trắng hàm răng thôi là chưa đủ để tôn lên vẻ đẹp của mình. Vì vậy họ khá sùng biện pháp làm đẹp bằng cách nạm kim cương vào răng. Để thực hiện, nha sĩ sử dụng một mũi khoan nhỏ để đục rồi đính kim cương vào răng.
Cách thức làm đẹp trên thuộc top nghệ thuật đỉnh cao bởi những bằng chứng còn sót lại cho thấy răng của họ không có bất kỳ dấu hiệu vỡ mẻ nào dù bị tác động trực tiếp.
2 - Tục “xin” răng chuột: cho đến nay, người dân nhiều nơi vẫn duy trì tục lệ này mỗi khi bẻ răng cho bé. Cụ thể, họ đặt chiếc răng sữa đã loại bỏ dưới gối rồi đợi đến đêm chuột sẽ mang nó đi. Người ta làm vậy với hy vọng những chiếc răng khôn sau này sẽ bóng khỏe giống như răng chuột. Tục lệ này đặc biệt phổ biến ở người dân Tây Ban Nha
3 - Vừa cắt tóc vừa hành nghề nhổ răng: trước khi nha khoa phát triển, con người gặp khá nhiều rắc rối trong việc nhổ răng cho bé hay loại bỏ những chiếc răng sâu. Vì vậy, những người sở hữu dụng cụ có tác dụng giúp thực hiện nghiệp vụ trên khá được “trọng dụng”. Cụ thể, người hành nghề thợ rèn hay cắt tóc thường kiêm nhiệm thêm việc nhổ răng.
4 - Giun siêu nhỏ tấn công gây sâu răng: trước đây, khi mà nha khoa chưa phát triển, những người mắc chứng sâu răng có thể bị kỳ thị. Bởi đương thời họ quan niệm sâu răng là do ở bẩn và nó bắt nguồn từ một loại giun siêu nhỏ tấn công vào men răng.
Để hạn chế sự đau nhức do sâu răng, loài người từng tìm đến các thế lực siêu nhiên. Tiến bộ hơn, họ sử dụng hỗn hợp các loại hạt nhỏ trộn với sáp để đắp vào chiếc răng với hi vọng nó giúp đầu độc loài giun độc hại.
5 - Bảo quản bàn chải đánh răng ở gần nhà vệ sinh có thể gây bệnh: quan điểm này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị đúng đắn. Khi bảo quản bàn chải đánh răng ở gần nhà vệ sinh, nó sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đây không phải là cách hữu hiệu nhất để giữ cho bàn chải luôn sạch sẽ. Các bác sĩ thời nay khuyến cáo mọi người nên rửa sạch bàn chải dưới vòi nước xối mạnh và dựng đứng chúng để đảm bảo nó luôn được khô ráo. Việc để bàn chải ở những nơi ẩm ướt khiến vi khuẩn có “đất” sinh sôi.
6 - Thành lập “Ngày răng miệng”ở Trung Quốc: với một lượng dân số khổng lồ, các cơ quan hữu trách nước này đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng cho người dân. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức của mọi người, chính quyền quyết định thành lập “Ngày răng miệng” vào 20 tháng 9 hàng năm. Trong ngày đó, người dân có cơ hội hưởng các chương trình khuyến mại từ các sản phẩm hay dịch vụ chăm sóc nha khoa.
7 - “Làng sâu răng” (Mỹ): vùng núi Appalachia xứ cờ hoa nổi tiếng với địa hình hiểm trở, bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ở đây nước sạch dường như bị lãng quên, người dân chỉ có thói quen bổ sung lượng nước cho cơ thể bằng cà phê, đường và một số loại đồ ngọt khác. Thói quen này ăn sâu vào nhiều thế hệ và đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở người dân.
Giới chức ngăn chặn tình trạng trên bằng cách không cho phép người dân mua soda về sử dụng. Tuy nhiên, “văn hóa làng” khiến cho lệnh cấm sớm trở nên không có tác dụng. Cụ thể, họ quá say mê chúng nên tìm mọi cách để nhập lậu bất chấp nguy cơ về sức khỏe.
8 - Bàn chải đánh răng được phát minh đầu tiên bởi người Trung Quốc: không phải cho đến bây giờ con người mới biết đến tác dụng của việc chăm sóc răng miệng. Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ thô sơ được chế tác từ cành cây để đánh răng. Một số nơi sử dụng cành cây có tính kháng khuẩn như quế, neem để làm sạch.
Tiến bộ hơn cả là người Trung Quốc, họ sử dụng một dụng cụ có tay cầm làm bằng tre gắn với một lớp lông heo rừng để đánh răng. Họ cũng biết sáng tạo ra kem đánh răng bằng cách pha chế hóa chất với bạc hà.
9 - Đánh răng chưa đủ để làm sạch miệng: nhiều người cho rằng đánh răng kỹ sẽ giúp miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, khi đánh răng lượng axit vẫn có thể tồn tại trong nước bọt của bạn. Để tăng cường khả năng làm sạch, bạn nên sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa.
1 - Thú đục răng làm đẹp của người Maya: khoảng 2.500 năm trước, người Maya từng có sự hiểu biết sâu rộng về sức khỏe răng miệng. Ở thời điểm đó, họ cho rằng việc giữ trắng hàm răng thôi là chưa đủ để tôn lên vẻ đẹp của mình. Vì vậy họ khá sùng biện pháp làm đẹp bằng cách nạm kim cương vào răng. Để thực hiện, nha sĩ sử dụng một mũi khoan nhỏ để đục rồi đính kim cương vào răng.
Cách thức làm đẹp trên thuộc top nghệ thuật đỉnh cao bởi những bằng chứng còn sót lại cho thấy răng của họ không có bất kỳ dấu hiệu vỡ mẻ nào dù bị tác động trực tiếp.
2 - Tục “xin” răng chuột: cho đến nay, người dân nhiều nơi vẫn duy trì tục lệ này mỗi khi bẻ răng cho bé. Cụ thể, họ đặt chiếc răng sữa đã loại bỏ dưới gối rồi đợi đến đêm chuột sẽ mang nó đi. Người ta làm vậy với hy vọng những chiếc răng khôn sau này sẽ bóng khỏe giống như răng chuột. Tục lệ này đặc biệt phổ biến ở người dân Tây Ban Nha
3 - Vừa cắt tóc vừa hành nghề nhổ răng: trước khi nha khoa phát triển, con người gặp khá nhiều rắc rối trong việc nhổ răng cho bé hay loại bỏ những chiếc răng sâu. Vì vậy, những người sở hữu dụng cụ có tác dụng giúp thực hiện nghiệp vụ trên khá được “trọng dụng”. Cụ thể, người hành nghề thợ rèn hay cắt tóc thường kiêm nhiệm thêm việc nhổ răng.
4 - Giun siêu nhỏ tấn công gây sâu răng: trước đây, khi mà nha khoa chưa phát triển, những người mắc chứng sâu răng có thể bị kỳ thị. Bởi đương thời họ quan niệm sâu răng là do ở bẩn và nó bắt nguồn từ một loại giun siêu nhỏ tấn công vào men răng.
Để hạn chế sự đau nhức do sâu răng, loài người từng tìm đến các thế lực siêu nhiên. Tiến bộ hơn, họ sử dụng hỗn hợp các loại hạt nhỏ trộn với sáp để đắp vào chiếc răng với hi vọng nó giúp đầu độc loài giun độc hại.
5 - Bảo quản bàn chải đánh răng ở gần nhà vệ sinh có thể gây bệnh: quan điểm này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị đúng đắn. Khi bảo quản bàn chải đánh răng ở gần nhà vệ sinh, nó sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đây không phải là cách hữu hiệu nhất để giữ cho bàn chải luôn sạch sẽ. Các bác sĩ thời nay khuyến cáo mọi người nên rửa sạch bàn chải dưới vòi nước xối mạnh và dựng đứng chúng để đảm bảo nó luôn được khô ráo. Việc để bàn chải ở những nơi ẩm ướt khiến vi khuẩn có “đất” sinh sôi.
6 - Thành lập “Ngày răng miệng”ở Trung Quốc: với một lượng dân số khổng lồ, các cơ quan hữu trách nước này đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng cho người dân. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức của mọi người, chính quyền quyết định thành lập “Ngày răng miệng” vào 20 tháng 9 hàng năm. Trong ngày đó, người dân có cơ hội hưởng các chương trình khuyến mại từ các sản phẩm hay dịch vụ chăm sóc nha khoa.
7 - “Làng sâu răng” (Mỹ): vùng núi Appalachia xứ cờ hoa nổi tiếng với địa hình hiểm trở, bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ở đây nước sạch dường như bị lãng quên, người dân chỉ có thói quen bổ sung lượng nước cho cơ thể bằng cà phê, đường và một số loại đồ ngọt khác. Thói quen này ăn sâu vào nhiều thế hệ và đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở người dân.
Giới chức ngăn chặn tình trạng trên bằng cách không cho phép người dân mua soda về sử dụng. Tuy nhiên, “văn hóa làng” khiến cho lệnh cấm sớm trở nên không có tác dụng. Cụ thể, họ quá say mê chúng nên tìm mọi cách để nhập lậu bất chấp nguy cơ về sức khỏe.
8 - Bàn chải đánh răng được phát minh đầu tiên bởi người Trung Quốc: không phải cho đến bây giờ con người mới biết đến tác dụng của việc chăm sóc răng miệng. Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ thô sơ được chế tác từ cành cây để đánh răng. Một số nơi sử dụng cành cây có tính kháng khuẩn như quế, neem để làm sạch.
Tiến bộ hơn cả là người Trung Quốc, họ sử dụng một dụng cụ có tay cầm làm bằng tre gắn với một lớp lông heo rừng để đánh răng. Họ cũng biết sáng tạo ra kem đánh răng bằng cách pha chế hóa chất với bạc hà.
9 - Đánh răng chưa đủ để làm sạch miệng: nhiều người cho rằng đánh răng kỹ sẽ giúp miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, khi đánh răng lượng axit vẫn có thể tồn tại trong nước bọt của bạn. Để tăng cường khả năng làm sạch, bạn nên sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa.