Trong khi dịch sởi còn chưa có dấu hiệu lắng xuống thì các ca tay chân miệng và thủy đậu, sốt xuất huyết lại có xu hướng tăng đối với bệnh nhi. Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ đầu năm 2014 đến nay có khoảng 1.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, số ca bệnh tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Dengue. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi chích, ngồi chung bàn không lây được. Con bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết nếu như nhà bạn có muỗi lây truyền bệnh. Để phòng ngừa, bạn nên diệt bọ gậy, muỗi, nếu không có muỗi hay bọ gậy thì không có bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết trái mùa bệnh tay chân miệng cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, số ca bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh. Trong tháng 2, số bệnh nhi nhập viện là 361 ca nhưng hết tháng 3 bệnh nhi tay chân miệng điều trị đã tăng gần gấp đôi so với tháng trước. Tại Nhi Đồng 2 mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng chục ca tay chân miệng trong đó có nhiều trường hợp nặng phải thở máy. Tới nay, tay chân miệng là một bệnh dịch chưa có vắc xin để điều trị. Nhưng một biện pháp được coi là vắc xin hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ nên biết đó chính là rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho hoặc hắt hơi vào tay, sau khi vui chơi hoặc tiếp xúc ở những nơi công cộng hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay của con bẩn.Cùng với dịch sởi, bệnh tay chân miệng chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, đe dọa cộng đồng. Bệnh thủy đậu chưa có số thống kê cụ thể, nhưng cũng đang gia tăng tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương… Ngoài ra, tại các nước giáp với Việt Nam đang gia tăng số ca mắc TCM như Trung Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013, Singapore tăng 29%... Bệnh thủy đậu (còn gọi là bỏng rạ, trái rạ) do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt đậu bị dập vỡ, do đó, khả năng lây truyền bệnh rất nhanh. Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác, trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn; sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.... Bệnh sốt virus. Virus gây bệnh sinh sôi nhanh hơn vào mùa hè. Chúng lựa chọn đối tượng là trẻ em – sức đề kháng non kém để tấn công. Trẻ bị sốt virus thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Bệnh có thể đi kèm theo triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, ho.Một số trẻ có thể bị sốt virus khi phát ban, hay gặp nhất khi trẻ bị nhiễm virus Rubella sởi. Khi đó, trẻ có các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ có nổi hạch ở cổ, gáy, gây đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày. Viêm màng não. Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus. Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn... Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh. Bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít. Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè...
Trong khi dịch sởi còn chưa có dấu hiệu lắng xuống thì các ca tay chân miệng và thủy đậu, sốt xuất huyết lại có xu hướng tăng đối với bệnh nhi. Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ đầu năm 2014 đến nay có khoảng 1.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, số ca bệnh tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Dengue. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi chích, ngồi chung bàn không lây được. Con bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết nếu như nhà bạn có muỗi lây truyền bệnh. Để phòng ngừa, bạn nên diệt bọ gậy, muỗi, nếu không có muỗi hay bọ gậy thì không có bệnh sốt xuất huyết.
Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết trái mùa bệnh tay chân miệng cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, số ca bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh. Trong tháng 2, số bệnh nhi nhập viện là 361 ca nhưng hết tháng 3 bệnh nhi tay chân miệng điều trị đã tăng gần gấp đôi so với tháng trước. Tại Nhi Đồng 2 mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng chục ca tay chân miệng trong đó có nhiều trường hợp nặng phải thở máy.
Tới nay, tay chân miệng là một bệnh dịch chưa có vắc xin để điều trị. Nhưng một biện pháp được coi là vắc xin hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ nên biết đó chính là rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho hoặc hắt hơi vào tay, sau khi vui chơi hoặc tiếp xúc ở những nơi công cộng hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay của con bẩn.
Cùng với dịch sởi, bệnh tay chân miệng chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, đe dọa cộng đồng. Bệnh thủy đậu chưa có số thống kê cụ thể, nhưng cũng đang gia tăng tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương… Ngoài ra, tại các nước giáp với Việt Nam đang gia tăng số ca mắc TCM như Trung Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013, Singapore tăng 29%...
Bệnh thủy đậu (còn gọi là bỏng rạ, trái rạ) do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt đậu bị dập vỡ, do đó, khả năng lây truyền bệnh rất nhanh. Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác, trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn; sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng....
Bệnh sốt virus. Virus gây bệnh sinh sôi nhanh hơn vào mùa hè. Chúng lựa chọn đối tượng là trẻ em – sức đề kháng non kém để tấn công. Trẻ bị sốt virus thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Bệnh có thể đi kèm theo triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, ho.
Một số trẻ có thể bị sốt virus khi phát ban, hay gặp nhất khi trẻ bị nhiễm virus Rubella sởi. Khi đó, trẻ có các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ có nổi hạch ở cổ, gáy, gây đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày.
Viêm màng não. Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay.
Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus. Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn... Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.
Bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè...