"Xóm chạy thận" nằm ở phía bên kia đường tàu, đối diện với Bệnh viện Nông Nghiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã tồn tại hơn chục năm nay. Sở dĩ người ta gọi là "xóm chạy thận" bởi nơi đây tập trung chủ yếu là những người bị bệnh thận (hơn chục bệnh nhân), họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau rồi cùng vào xóm thuê nhà trọ để tiện đường sang viện khám, chữa bệnh.Khu nhà trọ của xóm chạy thận có hơn chục phòng, nằm thọt lỏm hai bên là những dãy nhà tầng cao vút. Dù đã xuống cấp nhưng những thành viên trong xóm chẳng ai muốn rời đi nơi khác vì ai nấy sống ở đây cũng đều rất tình cảm. Họ còn coi nơi đây giống như "một gia đình thứ 2".Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi, bên ngoài người người, nhà nhà nhộn nhịp đưa nhau đi mua sắm Tết, thì những thành viên trong xóm chạy thận chỉ biết ngồi buồn thiu, chờ đợi đến ca của mình vào bệnh viện chạy thận. (Ca 2: Thứ 2, 4, 6; Ca 3: Thứ 3, 5, 7).Cũng vì lý do bệnh tật nên những bệnh nhân trong xóm chạy thận chỉ còn biết sống ở đây đợi những đồng tiền từ phía người thân gia đình gửi lên và chỉ có thể làm những việc nhẹ nhàng, phục vụ cho sinh hoạt.Chị Diệp (SN 1981, quê Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: "Em thuê trọ ở xóm cũng được 3 năm rồi. Em chạy thận ca 3 nên thỉnh thoảng em mới về nhà được. Theo lịch chạy thận nếu về quê ăn Tết chắc đến 30 Tết em mới về được, sang ngày hôm sau em lại phải lên luôn. Thấy người ta đi mua sắm Tết nhộn nhịp em thấy buồn lắm! Em chẳng dám trách ai chỉ biết tự nhủ với bản thân luôn cố gắng sống để bố mẹ không phải rơi nước mắt nữa...".Bên cạnh những mớ rau phải mua ở ngoài chợ thì những thành viên trong xóm chạy thận cùng nhau làm đất, gieo trồng rau cải, cây đậu... để cải thiện thêm cho bữa ăn.Ngoài ra, những thành viên trong xóm chạy thận còn góp chung nhau những đồng tiền ít ỏi, rồi mua rổ, đất, phân... trồng rau mầm sạch trong diện tích khoảng 60m2 và bán cho các nhà hàng để có thêm một khoản thu nhập mỗi tháng. Được biết, rau mầm sạch này mỗi tuần hái một lần, bán với giá 50.000 đồng/1kg. Việc trồng rau mầm sạch khá nhẹ nhàng, các thành viên trong xóm chạy thận ai nấy cũng phấn khởi, tập trung làm. Tuy nhiên, chỉ bán được một thời gian trước còn đến nay số người mua đã giảm dần.Trong số các thành viên trong xóm chạy thận, có anh Lê Văn Khương (27 tuổi, quê ở Hà Nam, sống ở đây 4 năm) sức khỏe vẫn còn "ổn" hơn những người khác nên tranh thủ những ngày không phải vào viện chạy thân anh Khương lại đem theo "đồ nghề" qua các con phố Hà Nội để đánh giày. "Mấy ngày gần Tết này người ta ra đường nhiều nên em tranh thủ cầm đồ nghề đi đánh, giá là 10.000/1 chiếc. Nếu không ra phố được thì em nhận giày của khách quen về xóm để đánh", anh Khương nói."Em cũng muốn về nhà lắm! Nhưng bệnh tật thế này về rồi nhỡ may chuyện xấu đến nhanh thì càng khiến bố mẹ khổ hơn. Em chạy thận ca 3, cũng phải đến 30 Tết mới bắt xe khách về quê được...", chị Vũ Thị Hà (26 tuổi, quê Ninh Bình) chia sẻ. Các thành viên trong xóm luôn giúp đỡ và coi nhau giống như "gia đình thứ 2" của mình.Mặc dù sống trong bệnh tật, nỗi buồn nhiều hơn niềm vui nhưng các thành viên trong xóm chạy thận vẫn lạc quan và thường xuyên "cầu nguyện". Họ vẫn nuôi một niềm hy vọng "ngày nào đó may mắn sẽ mỉm cười".
"Xóm chạy thận" nằm ở phía bên kia đường tàu, đối diện với Bệnh viện Nông Nghiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã tồn tại hơn chục năm nay. Sở dĩ người ta gọi là "xóm chạy thận" bởi nơi đây tập trung chủ yếu là những người bị bệnh thận (hơn chục bệnh nhân), họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau rồi cùng vào xóm thuê nhà trọ để tiện đường sang viện khám, chữa bệnh.
Khu nhà trọ của xóm chạy thận có hơn chục phòng, nằm thọt lỏm hai bên là những dãy nhà tầng cao vút. Dù đã xuống cấp nhưng những thành viên trong xóm chẳng ai muốn rời đi nơi khác vì ai nấy sống ở đây cũng đều rất tình cảm. Họ còn coi nơi đây giống như "một gia đình thứ 2".
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi, bên ngoài người người, nhà nhà nhộn nhịp đưa nhau đi mua sắm Tết, thì những thành viên trong xóm chạy thận chỉ biết ngồi buồn thiu, chờ đợi đến ca của mình vào bệnh viện chạy thận. (Ca 2: Thứ 2, 4, 6; Ca 3: Thứ 3, 5, 7).
Cũng vì lý do bệnh tật nên những bệnh nhân trong xóm chạy thận chỉ còn biết sống ở đây đợi những đồng tiền từ phía người thân gia đình gửi lên và chỉ có thể làm những việc nhẹ nhàng, phục vụ cho sinh hoạt.
Chị Diệp (SN 1981, quê Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: "Em thuê trọ ở xóm cũng được 3 năm rồi. Em chạy thận ca 3 nên thỉnh thoảng em mới về nhà được. Theo lịch chạy thận nếu về quê ăn Tết chắc đến 30 Tết em mới về được, sang ngày hôm sau em lại phải lên luôn. Thấy người ta đi mua sắm Tết nhộn nhịp em thấy buồn lắm! Em chẳng dám trách ai chỉ biết tự nhủ với bản thân luôn cố gắng sống để bố mẹ không phải rơi nước mắt nữa...".
Bên cạnh những mớ rau phải mua ở ngoài chợ thì những thành viên trong xóm chạy thận cùng nhau làm đất, gieo trồng rau cải, cây đậu... để cải thiện thêm cho bữa ăn.
Ngoài ra, những thành viên trong xóm chạy thận còn góp chung nhau những đồng tiền ít ỏi, rồi mua rổ, đất, phân... trồng rau mầm sạch trong diện tích khoảng 60m2 và bán cho các nhà hàng để có thêm một khoản thu nhập mỗi tháng. Được biết, rau mầm sạch này mỗi tuần hái một lần, bán với giá 50.000 đồng/1kg. Việc trồng rau mầm sạch khá nhẹ nhàng, các thành viên trong xóm chạy thận ai nấy cũng phấn khởi, tập trung làm. Tuy nhiên, chỉ bán được một thời gian trước còn đến nay số người mua đã giảm dần.
Trong số các thành viên trong xóm chạy thận, có anh Lê Văn Khương (27 tuổi, quê ở Hà Nam, sống ở đây 4 năm) sức khỏe vẫn còn "ổn" hơn những người khác nên tranh thủ những ngày không phải vào viện chạy thân anh Khương lại đem theo "đồ nghề" qua các con phố Hà Nội để đánh giày. "Mấy ngày gần Tết này người ta ra đường nhiều nên em tranh thủ cầm đồ nghề đi đánh, giá là 10.000/1 chiếc. Nếu không ra phố được thì em nhận giày của khách quen về xóm để đánh", anh Khương nói.
"Em cũng muốn về nhà lắm! Nhưng bệnh tật thế này về rồi nhỡ may chuyện xấu đến nhanh thì càng khiến bố mẹ khổ hơn. Em chạy thận ca 3, cũng phải đến 30 Tết mới bắt xe khách về quê được...", chị Vũ Thị Hà (26 tuổi, quê Ninh Bình) chia sẻ.
Các thành viên trong xóm luôn giúp đỡ và coi nhau giống như "gia đình thứ 2" của mình.
Mặc dù sống trong bệnh tật, nỗi buồn nhiều hơn niềm vui nhưng các thành viên trong xóm chạy thận vẫn lạc quan và thường xuyên "cầu nguyện". Họ vẫn nuôi một niềm hy vọng "ngày nào đó may mắn sẽ mỉm cười".