Đứt rời bộ phận cơ thể là tổn thương nặng nề về mặt chức năng, tâm lý và thẩm mỹ. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, bất kỳ phần cơ thể nào đứt rời do tai nạn đều có thể nối lại được nếu có mạch máu và được bảo quản đúng cách. Theo các bác sĩ, với những trường hợp bị tai nạn như trên, khâu sơ cứu là rất quan trọng. Trường hợp có tổn thương đứt rời, nên cho phần đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, nếu có thể thì bọc trong miếng gạc. Sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C. Tránh để phần này tiếp tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng. Với phần da còn dính, không nên cắt rời ra, kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn. Thay vào đó dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương. Chú ý, không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối. Trước đây, việc nối lại những phần đứt rời thường rất khó khăn thì ngày nay người ta có thể nối lại những bàn tay, ngón tay, dương vật, da đầu…, đứt rời với tỉ lệ thành công cao. Để thực hiện được các ca ghép nối này, các BS đã tiến hành vi phẫu, sử dụng kính hiển vi với độ phóng từ 10-20 lần để phẫu tích, khâu nối những mạch máu, thần kinh có kích thước rất nhỏ. Kỹ thuật vi phẫu sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần sẽ giúp BS khâu nối chính xác các bó sợi thần kinh và nối được các mạch máu nhỏ. Những trường hợp đứt rời ở vị trí bàn tay và ngón tay có thể nối lại, khôi phục hình thức và chức năng các bộ phận này. Tuy vậy, những ca phẫu thuật như trên phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn bảo quản phần cơ thể đứt rời trước đó. Việc nối lại phần cơ thể đứt lìa có những chỉ định nhất định và tỉ lệ thành công tùy thuộc vào tuổi, tình trạng của tổn thương, thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật… Nhưng nếu phần đứt rời được bảo quản đúng cách thường có những kết thúc rất có hậu. Nghĩa là sau khi ghép nối, phần cơ thể sẽ “hòa nhập” với cơ thể giống gần như ban đầu, kể cả những phần cần nhiều máu để nuôi. Tuy nhiên, thông thường, chân tay bị cắt rời sau 3 tiếng là không thể cứu được. Vị bác sĩ người Mỹ đã cứu cánh tay của Reid sau khi nó bị cắt đứt lìa trước đó 7 giờ trong một tai nạn công nghiệp. Ông đã thử nghiệm một phương pháp mà ông nghe nói đến. BS Amirlak nhanh chóng ứng biến bằng cách lấy máu từ một động mạch ở chân để giữ cho phần tay rời được "sống" trong khi ông nối lại xương và các mạch máu, rồi đến gân và dây thần kinh. Sau 18 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng một thanh nẹp chuyên dụng để giúp phục hồi chức năng và ông đã lấy lại được một số cảm giác ở cánh tay của mình.
Đứt rời bộ phận cơ thể là tổn thương nặng nề về mặt chức năng, tâm lý và thẩm mỹ. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, bất kỳ phần cơ thể nào đứt rời do tai nạn đều có thể nối lại được nếu có mạch máu và được bảo quản đúng cách.
Theo các bác sĩ, với những trường hợp bị tai nạn như trên, khâu sơ cứu là rất quan trọng. Trường hợp có tổn thương đứt rời, nên cho phần đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, nếu có thể thì bọc trong miếng gạc.
Sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C. Tránh để phần này tiếp tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.
Với phần da còn dính, không nên cắt rời ra, kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn. Thay vào đó dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương. Chú ý, không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối.
Trước đây, việc nối lại những phần đứt rời thường rất khó khăn thì ngày nay người ta có thể nối lại những bàn tay, ngón tay, dương vật, da đầu…, đứt rời với tỉ lệ thành công cao.
Để thực hiện được các ca ghép nối này, các BS đã tiến hành vi phẫu, sử dụng kính hiển vi với độ phóng từ 10-20 lần để phẫu tích, khâu nối những mạch máu, thần kinh có kích thước rất nhỏ.
Kỹ thuật vi phẫu sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần sẽ giúp BS khâu nối chính xác các bó sợi thần kinh và nối được các mạch máu nhỏ.
Những trường hợp đứt rời ở vị trí bàn tay và ngón tay có thể nối lại, khôi phục hình thức và chức năng các bộ phận này. Tuy vậy, những ca phẫu thuật như trên phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn bảo quản phần cơ thể đứt rời trước đó.
Việc nối lại phần cơ thể đứt lìa có những chỉ định nhất định và tỉ lệ thành công tùy thuộc vào tuổi, tình trạng của tổn thương, thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật… Nhưng nếu phần đứt rời được bảo quản đúng cách thường có những kết thúc rất có hậu.
Nghĩa là sau khi ghép nối, phần cơ thể sẽ “hòa nhập” với cơ thể giống gần như ban đầu, kể cả những phần cần nhiều máu để nuôi.
Tuy nhiên, thông thường, chân tay bị cắt rời sau 3 tiếng là không thể cứu được. Vị bác sĩ người Mỹ đã cứu cánh tay của Reid sau khi nó bị cắt đứt lìa trước đó 7 giờ trong một tai nạn công nghiệp. Ông đã thử nghiệm một phương pháp mà ông nghe nói đến.
BS Amirlak nhanh chóng ứng biến bằng cách lấy máu từ một động mạch ở chân để giữ cho phần tay rời được "sống" trong khi ông nối lại xương và các mạch máu, rồi đến gân và dây thần kinh. Sau 18 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng một thanh nẹp chuyên dụng để giúp phục hồi chức năng và ông đã lấy lại được một số cảm giác ở cánh tay của mình.