Trong thực tế, khi bạn ăn quá nhiều đường, gần như toàn bộ cơ thể của bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Và đó là dấu hiệu xấu đối với sức khỏe của bạn, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Shutterstock.Tăng cân: Chế độ ăn có hàm lượng đường cao là một phần nguyên nhân chính cho hơn 1/3 dân số Mỹ bị béo phì. Béo phì có thể dẫn đến đề kháng insulin, mà khiến lượng đường trong máu không thể hạ xuống, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ảnh: Getty.Sâu răng: Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng cao hơn tất cả các loại thức ăn khác. Việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bệnh liên quan đến động mạch vành. Việc ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Ảnh: Shutterstock.Lão hóa da: Trên thực tế, đường có thể gây ra mụn trứng cá và bệnh rosacea lây lan trên da. Đường kích hoạt sự viêm và liên kết với collagen có thể gây hại cho da lâu dài. Một phần lượng đường hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hóa, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Do vậy, ăn càng nhiều đường thì quá trình lão hóa càng nhanh. Ảnh: Shutterstock.Huyết áp cao: Chúng ta thường biết mối quan hệ giữa natri và bệnh cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng đường dư thừa có thể gây ra huyết áp tăng vọt. Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ảnh: Shutterstock.Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do tiêu thụ đường quá mức bao gồm tổn thương gan, rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường. Quá nhiều đường dẫn tới tăng insulin trong máu của bạn, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 – căn bệnh của khoảng 300 triệu người trên thế giới. Ảnh: Shutterstock.Trầm cảm: Việc tăng lượng đường tiêu thụ có thể dẫn đến trầm cảm. Chất làm ngọt có khả năng tàn phá trạng thái tinh thần của một người và có liên quan đến hành vi hung hăng, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường hay đồ ngọt khiến bạn không thể dừng thèm ăn, mức hormone dopamine tăng vọt, làm sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút…Ảnh: Shutterstock.Ăn nhiều đường hại tim mạch: Trên thực tế, nó có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp. Ảnh: Shutterstock.Gây ra nhiều vấn đề về gan: Việc lạm dụng đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ngoài ra, ăn nhiều đường dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan. Trên thực tế, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân. Ảnh: AP.Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng: Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt. Ảnh: Shutterstock.Suy giảm trí nhớ: Chế độ ăn với hàm lượng đường cao ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ. Lượng đường quá cao khiến chúng ta khó nhớ được những điều người khác nói. Các nghiên cứu còn cho thấy ăn quá nhiều đường ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe, như dễ mắc chứng Alzheimer - mất trí nhớ. Ảnh: Shutterstock.Khiến cơ thể mệt mỏi: Cơ thể có xu hướng mệt mỏi sau khi chúng ta ăn kẹo vì lượng đường tiêu thụ ức chế orexin, một chất hóa học não khiến chúng ta cảm thấy trong tỉnh táo. Ảnh: Internet.Suy giảm thị lực: Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị. Ảnh: Internet.Gây mất ngủ: Theo một nghiên cứu vào năm 2016, ăn nhiều đường, chất béo và lượng chất xơ thấp liên quan đến việc mất ngủ. Lượng đường tiêu thụ có thể gây tăng đường trong máu, dẫn đến tình trạng kiệt sức, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ảnh: UStoday.Làm cho hệ thống miễn dịch yếu hơn: Hấp thụ nhiều đường làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng khác. Thậm chí, khi hệ thống miễn dịch yếu đi có thể nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư và một số bệnh khác đe dọa tính mạng. Ảnh: Health.
Trong thực tế, khi bạn ăn quá nhiều đường, gần như toàn bộ cơ thể của bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Và đó là dấu hiệu xấu đối với sức khỏe của bạn, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Shutterstock.
Tăng cân: Chế độ ăn có hàm lượng đường cao là một phần nguyên nhân chính cho hơn 1/3 dân số Mỹ bị béo phì. Béo phì có thể dẫn đến đề kháng insulin, mà khiến lượng đường trong máu không thể hạ xuống, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ảnh: Getty.
Sâu răng: Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng cao hơn tất cả các loại thức ăn khác. Việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bệnh liên quan đến động mạch vành. Việc ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Ảnh: Shutterstock.
Lão hóa da: Trên thực tế, đường có thể gây ra mụn trứng cá và bệnh rosacea lây lan trên da. Đường kích hoạt sự viêm và liên kết với collagen có thể gây hại cho da lâu dài. Một phần lượng đường hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hóa, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Do vậy, ăn càng nhiều đường thì quá trình lão hóa càng nhanh. Ảnh: Shutterstock.
Huyết áp cao: Chúng ta thường biết mối quan hệ giữa natri và bệnh cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng đường dư thừa có thể gây ra huyết áp tăng vọt. Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ảnh: Shutterstock.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do tiêu thụ đường quá mức bao gồm tổn thương gan, rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường. Quá nhiều đường dẫn tới tăng insulin trong máu của bạn, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 – căn bệnh của khoảng 300 triệu người trên thế giới. Ảnh: Shutterstock.
Trầm cảm: Việc tăng lượng đường tiêu thụ có thể dẫn đến trầm cảm. Chất làm ngọt có khả năng tàn phá trạng thái tinh thần của một người và có liên quan đến hành vi hung hăng, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường hay đồ ngọt khiến bạn không thể dừng thèm ăn, mức hormone dopamine tăng vọt, làm sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút…Ảnh: Shutterstock.
Ăn nhiều đường hại tim mạch: Trên thực tế, nó có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp. Ảnh: Shutterstock.
Gây ra nhiều vấn đề về gan: Việc lạm dụng đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ngoài ra, ăn nhiều đường dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan. Trên thực tế, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân. Ảnh: AP.
Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng: Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt. Ảnh: Shutterstock.
Suy giảm trí nhớ: Chế độ ăn với hàm lượng đường cao ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ. Lượng đường quá cao khiến chúng ta khó nhớ được những điều người khác nói. Các nghiên cứu còn cho thấy ăn quá nhiều đường ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe, như dễ mắc chứng Alzheimer - mất trí nhớ. Ảnh: Shutterstock.
Khiến cơ thể mệt mỏi: Cơ thể có xu hướng mệt mỏi sau khi chúng ta ăn kẹo vì lượng đường tiêu thụ ức chế orexin, một chất hóa học não khiến chúng ta cảm thấy trong tỉnh táo. Ảnh: Internet.
Suy giảm thị lực: Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị. Ảnh: Internet.
Gây mất ngủ: Theo một nghiên cứu vào năm 2016, ăn nhiều đường, chất béo và lượng chất xơ thấp liên quan đến việc mất ngủ. Lượng đường tiêu thụ có thể gây tăng đường trong máu, dẫn đến tình trạng kiệt sức, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ảnh: UStoday.
Làm cho hệ thống miễn dịch yếu hơn: Hấp thụ nhiều đường làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng khác. Thậm chí, khi hệ thống miễn dịch yếu đi có thể nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư và một số bệnh khác đe dọa tính mạng. Ảnh: Health.