Nhận định về nguyên nhân các ca tử vong trên, các bác sĩ cho biết tất cả đều bắt nguồn từ suy hô hấp, chủ yếu do ngạt khí xăng. Rất có thể những cái chết thương tâm này bắt nguồn do ngạt khí CO từ chiếc máy nổ phát điện. Thực tế, khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như gas, than, củi, xăng, dầu... Đặc biệt, khí CO dễ gây nguy hiểm cho người khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu oxy của phòng karaoke đóng kín cửa, không khí khó lưu thông. Một khi hít khí CO vào phổi, CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí oxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có áp lực mạnh gấp 200 lần so với oxy trong sắc tố hồng cầu nên oxy dễ dàng bị loại ra ngoài, khiến cơ thể thiếu khí, dẫn đến tình trạng ngạt thở.Khi nhiễm độc CO, tùy vào mức độ hít nhiều hay ít mà nạn nhân có những triệu chứng khác nhau. Trường hợp nhẹ, nạn nhân dễ đau đầu, thở dốc, buồn nôn. Nếu nhiễm khí CO mức trung bình, nạn nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tê liệt nhiều nơi trên cơ thể, ngất hoặc tử vong nếu kéo dài. Đặc biệt, nếu nồng độ CO quá cao, nạn nhân cảm thấy nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, co giật, bất tỉnh, tổn thương não vĩnh viễn, tim ngưng đập và tử vong.
Thực tế, không ít trường hợp chết ngạt do khí CO. Ngày 27/12/2011, cặp vợ chồng trú tại xóm Tây Sơn, xã Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh từng gặp nạn do sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Hậu quả là người vợ đã tử nạn, trong khi người chồng may mắn qua cơn nguy kịch.
Cũng năm 2011, người dân Hải Phòng từng xôn xao trước thông tin 9 thanh niên tử vong trong căn nhà số 122 Nguyễn Văn Hới (Cát Bi, Hải An) do đóng kín cửa, đưa ô tô vào nhà nổ máy để nghe nhạc, thác loạn. Do say thuốc lắc, tất cả không thể mở cửa thoát thân dẫn đến chết ngạt.
Nhận định về nguyên nhân các ca tử vong trên, các bác sĩ cho biết tất cả đều bắt nguồn từ suy hô hấp, chủ yếu do ngạt khí xăng. Rất có thể những cái chết thương tâm này bắt nguồn do ngạt khí CO từ chiếc máy nổ phát điện.
Thực tế, khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như gas, than, củi, xăng, dầu... Đặc biệt, khí CO dễ gây nguy hiểm cho người khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu oxy của phòng karaoke đóng kín cửa, không khí khó lưu thông.
Một khi hít khí CO vào phổi, CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí oxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có áp lực mạnh gấp 200 lần so với oxy trong sắc tố hồng cầu nên oxy dễ dàng bị loại ra ngoài, khiến cơ thể thiếu khí, dẫn đến tình trạng ngạt thở.
Khi nhiễm độc CO, tùy vào mức độ hít nhiều hay ít mà nạn nhân có những triệu chứng khác nhau. Trường hợp nhẹ, nạn nhân dễ đau đầu, thở dốc, buồn nôn. Nếu nhiễm khí CO mức trung bình, nạn nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tê liệt nhiều nơi trên cơ thể, ngất hoặc tử vong nếu kéo dài. Đặc biệt, nếu nồng độ CO quá cao, nạn nhân cảm thấy nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, co giật, bất tỉnh, tổn thương não vĩnh viễn, tim ngưng đập và tử vong.
Thực tế, không ít trường hợp chết ngạt do khí CO. Ngày 27/12/2011, cặp vợ chồng trú tại xóm Tây Sơn, xã Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh từng gặp nạn do sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Hậu quả là người vợ đã tử nạn, trong khi người chồng may mắn qua cơn nguy kịch.
Cũng năm 2011, người dân Hải Phòng từng xôn xao trước thông tin 9 thanh niên tử vong trong căn nhà số 122 Nguyễn Văn Hới (Cát Bi, Hải An) do đóng kín cửa, đưa ô tô vào nhà nổ máy để nghe nhạc, thác loạn. Do say thuốc lắc, tất cả không thể mở cửa thoát thân dẫn đến chết ngạt.