Hải sản chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp hàm lượng lớn kẽm, canxi, omega-3, protein cao, hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như sắt, vitaminB12, protid, lipid, vitamin P1, P2...Không chỉ có lợi cho sức khỏe, hải sản còn có thể chế biến thành nhiều món, vô cùng đưa cơm. Tuy nhiên môi trường sống dễ khiến hải sản chứa kí sinh trùng gây hại, đặc biệt là những loại thực phẩm dưới đây. Tôm càng
Tôm càng không chỉ được phục vụ trong các bữa cơm hàng ngày mà còn thường xuyên có mặt trên các bàn nhậu. Dù rất dễ ăn và giàu dinh dưỡng song loại tôm này lại tiềm ẩn mối nguy kí sinh trùng gây hại, trong số đó có giun Paragonimus Westermani.Chính môi trường sống khiến tôm càng dễ bị các sinh vật có hại kí sinh. Đặc biệt, tôm có sức sống rất mãnh liệt, nó có thể sống sót ngay cả khi ở những vùng nước bốc mùi nên khả năng nhiễm kí sinh trùng càng cao.Kích cỡ cùng cấu tạo cơ thể tôm cũng rất khó có thể làm sạch từng chi tiết nhỏ. Chính vì vậy, bạn nên chế biến tôm thật kĩ. Nếu ăn sống hay chưa chế biến kỹ sẽ rất dễ mắc bệnh Paragonimiasis. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện như đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn là chảy máu ở vùng phổi. Sashimi.
Sashimia là những miếng hải sản tươi sống được cắt thành lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày khoảng 1/2cm.Mặc dù được ăn kèm cùng nhiều loại gia vị song sashimi vẫn tiềm ẩn mối nguy từ kí sinh trùng, đặc biệt là sán lá đơn. Khi đi vào cơ thể, loại sán này sẽ tạo áp lực cho gan, ảnh hưởng đến quá trình giải độc cơ thể. Ốc xà cừ.
Ốc xà cừ và các loại ốc đều có khả năng chứa kí sinh trùng như giun, sán. Loại ốc được bắt tại những vùng có nguồn nước ô nhiễm thì khả năng nhiễm kí sinh trùng càng cao.Đáng lưu ý, cấu tạo của ốc khiến chúng ta khó phát hiện và làm sạch. Khi vào cơ thể, chúng sẽ kí sinh ở nội tạng, gây ra những biểu hiện bên ngoài như phù tay, chân, đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy. Lươn đồng.
Lươn là một trong những thực phẩm thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, môi trường sống của lương lại khiến nguồn thực phẩm này dễ bị nhiễm kí sinh trùng như giun đầu gai và giun hàm.Đặc biệt, loại giun tròn kí sinh ở lươn có sức sống rất dai dẳng. Ngay cả khi đun trong nước sôi cũng khó có thể tiêu diệt chúng. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Bật mí công dụng bắp cải đối với sức khỏe. Nguồn: Meovathuongdan.com
Hải sản chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp hàm lượng lớn kẽm, canxi, omega-3, protein cao, hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như sắt, vitaminB12, protid, lipid, vitamin P1, P2...
Không chỉ có lợi cho sức khỏe, hải sản còn có thể chế biến thành nhiều món, vô cùng đưa cơm. Tuy nhiên môi trường sống dễ khiến hải sản chứa kí sinh trùng gây hại, đặc biệt là những loại thực phẩm dưới đây.
Tôm càng
Tôm càng không chỉ được phục vụ trong các bữa cơm hàng ngày mà còn thường xuyên có mặt trên các bàn nhậu. Dù rất dễ ăn và giàu dinh dưỡng song loại tôm này lại tiềm ẩn mối nguy kí sinh trùng gây hại, trong số đó có giun Paragonimus Westermani.
Chính môi trường sống khiến tôm càng dễ bị các sinh vật có hại kí sinh. Đặc biệt, tôm có sức sống rất mãnh liệt, nó có thể sống sót ngay cả khi ở những vùng nước bốc mùi nên khả năng nhiễm kí sinh trùng càng cao.
Kích cỡ cùng cấu tạo cơ thể tôm cũng rất khó có thể làm sạch từng chi tiết nhỏ. Chính vì vậy, bạn nên chế biến tôm thật kĩ. Nếu ăn sống hay chưa chế biến kỹ sẽ rất dễ mắc bệnh Paragonimiasis. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện như đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn là chảy máu ở vùng phổi.
Sashimi.
Sashimia là những miếng hải sản tươi sống được cắt thành lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày khoảng 1/2cm.
Mặc dù được ăn kèm cùng nhiều loại gia vị song sashimi vẫn tiềm ẩn mối nguy từ kí sinh trùng, đặc biệt là sán lá đơn. Khi đi vào cơ thể, loại sán này sẽ tạo áp lực cho gan, ảnh hưởng đến quá trình giải độc cơ thể.
Ốc xà cừ.
Ốc xà cừ và các loại ốc đều có khả năng chứa kí sinh trùng như giun, sán. Loại ốc được bắt tại những vùng có nguồn nước ô nhiễm thì khả năng nhiễm kí sinh trùng càng cao.
Đáng lưu ý, cấu tạo của ốc khiến chúng ta khó phát hiện và làm sạch. Khi vào cơ thể, chúng sẽ kí sinh ở nội tạng, gây ra những biểu hiện bên ngoài như phù tay, chân, đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy.
Lươn đồng.
Lươn là một trong những thực phẩm thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, môi trường sống của lương lại khiến nguồn thực phẩm này dễ bị nhiễm kí sinh trùng như giun đầu gai và giun hàm.
Đặc biệt, loại giun tròn kí sinh ở lươn có sức sống rất dai dẳng. Ngay cả khi đun trong nước sôi cũng khó có thể tiêu diệt chúng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Bật mí công dụng bắp cải đối với sức khỏe. Nguồn: Meovathuongdan.com