Sữa đậu nành có hàm lượng nhỏ calo, axit béo bão hòa, không chứa cholesterol. Các dưỡng chất có lợi như vitamin E, protein, saponin, polysaccharides, oligosaccharides và các polyphenol lại vô cùng dồi dào.Thường xuyên sử dụng sữa đậu nành giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính. Lượng chất xơ dồi dào trong chúng cũng rất tốt cho nhu động ruột. Dù vậy, hiện tồn tại nhiều hiểu lầm về sữa đậu nành khiến không ít người e ngại, bỏ phí nguồn dinh dưỡng chất lượng.Nam giới không nên uống sữa đậu nành. Hiểu lầm về sữa đậu nành này bắt nguồn từ thành phần isoflavone có hoạt tính estrogen yếu. Người ta e ngại isoflavone ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trai. Thực tế, hoạt tính sinh học của phytoestrogen trong đậu nành chỉ bằng 1/1000 so với estrogen động vật.Đối với bé trai, một cốc đậu nành không đủ để gây ra những thay đổi đáng kể về nồng độ estrogen. Trong khi đó, với nam giới trưởng thành, nội tiết tốt androgen trong họ cực cao. Lượng phytoestrogen trong 1 cốc đậu nành không thể mang lại tác dụng ức chế nội tiết tố. Chỉ khi nạp lượng lớn phytoestrogen mới ghi nhận sự ức chế nội tiết tố nhẹ.Chính vì vậy, nam giới hoàn toàn có thể uống đậu nành mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý. Thậm chí, nam giới ăn một số loại đậu và các sản phẩm một cách thích hợp còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.Sữa đậu nành tăng nguy cơ ung thư. Nguồn gốc hiểu lầm về sữa đậu nành này bắt nguồn từ độc tố aflatoxin. Được biết, aflatoxin là một loại độc tố có khả năng gây ung thư mạnh. Nó từng được WHO công nhận là chất gây ung thư năm 1993. Thường xuyên tiêu thụ chất độc này gây tổn hại lớn cho gan. Ước tính, chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Chúng dễ sinh sản ở nhiệt độ 20-30C, độ ẩm 80-100%. Dù vậy, đậu nành không phải nguyên liệu “yêu thích” của Aspergillus. Chúng thường sinh sôi ở lạc, ngô, gạo, quả hạch và hạt có dầu.Ngay cả khi đậu nành được ngâm nước trong quá trình chế biến cũng không “thu hút” Aspergillus. Khi ngâm đậu làm sữa, chúng sẽ hút lượng lớn nước khiến nấm mốc không có đủ oxy để phát triển. Do vậy, chỉ cần đảm bảo đậu nành nguyên liệu được bảo quản đúng cách thì Aspergillus sẽ không có cơ hội sinh sôi.Đậu nành không ăn cùng trứng luộc. Trứng luộc giàu protein. Trong khi đó, sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin. Khi ăn với sữa đậu nành, lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu.Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định chất ức chế trypsin sẽ mất hơn 90% hoạt tính nếu đun sôi trong vòng 10 phút. Lúc này, sữa đậu nành hoàn toàn có thể kết hợp với trứng mà không lo ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.
Sữa đậu nành có hàm lượng nhỏ calo, axit béo bão hòa, không chứa cholesterol. Các dưỡng chất có lợi như vitamin E, protein, saponin, polysaccharides, oligosaccharides và các polyphenol lại vô cùng dồi dào.
Thường xuyên sử dụng sữa đậu nành giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính. Lượng chất xơ dồi dào trong chúng cũng rất tốt cho nhu động ruột. Dù vậy, hiện tồn tại nhiều hiểu lầm về sữa đậu nành khiến không ít người e ngại, bỏ phí nguồn dinh dưỡng chất lượng.
Nam giới không nên uống sữa đậu nành. Hiểu lầm về sữa đậu nành này bắt nguồn từ thành phần isoflavone có hoạt tính estrogen yếu. Người ta e ngại isoflavone ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trai. Thực tế, hoạt tính sinh học của phytoestrogen trong đậu nành chỉ bằng 1/1000 so với estrogen động vật.
Đối với bé trai, một cốc đậu nành không đủ để gây ra những thay đổi đáng kể về nồng độ estrogen. Trong khi đó, với nam giới trưởng thành, nội tiết tốt androgen trong họ cực cao. Lượng phytoestrogen trong 1 cốc đậu nành không thể mang lại tác dụng ức chế nội tiết tố. Chỉ khi nạp lượng lớn phytoestrogen mới ghi nhận sự ức chế nội tiết tố nhẹ.
Chính vì vậy, nam giới hoàn toàn có thể uống đậu nành mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý. Thậm chí, nam giới ăn một số loại đậu và các sản phẩm một cách thích hợp còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Sữa đậu nành tăng nguy cơ ung thư. Nguồn gốc hiểu lầm về sữa đậu nành này bắt nguồn từ độc tố aflatoxin. Được biết, aflatoxin là một loại độc tố có khả năng gây ung thư mạnh. Nó từng được WHO công nhận là chất gây ung thư năm 1993. Thường xuyên tiêu thụ chất độc này gây tổn hại lớn cho gan. Ước tính, chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Chúng dễ sinh sản ở nhiệt độ 20-30C, độ ẩm 80-100%. Dù vậy, đậu nành không phải nguyên liệu “yêu thích” của Aspergillus. Chúng thường sinh sôi ở lạc, ngô, gạo, quả hạch và hạt có dầu.
Ngay cả khi đậu nành được ngâm nước trong quá trình chế biến cũng không “thu hút” Aspergillus. Khi ngâm đậu làm sữa, chúng sẽ hút lượng lớn nước khiến nấm mốc không có đủ oxy để phát triển. Do vậy, chỉ cần đảm bảo đậu nành nguyên liệu được bảo quản đúng cách thì Aspergillus sẽ không có cơ hội sinh sôi.
Đậu nành không ăn cùng trứng luộc. Trứng luộc giàu protein. Trong khi đó, sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin. Khi ăn với sữa đậu nành, lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định chất ức chế trypsin sẽ mất hơn 90% hoạt tính nếu đun sôi trong vòng 10 phút. Lúc này, sữa đậu nành hoàn toàn có thể kết hợp với trứng mà không lo ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.