Hôn nhân lãng mạn. Theo đuổi tình yêu lãng mạn, đòi hỏi quá mức vào cuộc sống hôn nhân, kỳ vọng một cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, nên thơ như thuở ban đầu, tình yêu đầy màu sắc, sự đam mê không bao giờ tàn phai. Đây là ước muốn viển vong, khi đời sống thực không như ý muốn, hai bên rất dễ xảy ra xung đột, sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân. Hôn nhân quá phụ thuộc vào bố mẹ. Nếu vợ/chồng quá dựa dẫm vào bố mẹ, thì khi nảy sinh bất cứ chuyện gì, thì họ sẽ không bàn bạc với vợ/chồng của mình mà lại quay sang tìm kiếm ý kiến của bố mẹ. Một cặp đôi đã kết hôn nên hiểu rõ rằng tương lai của họ sẽ được gắn kết với người bạn đời của mình. Phải xem bạn đời là người tin cậy, thân thiết nhất với mình. Nếu không, cuộc hôn nhân này thường vì lý do “tìm kiếm sự can thiệp bên ngoài” mà dẫn đến thất bại. Hôn nhân hoàn mỹ. Bất cứ chuyện gì cũng muốn hoàn hảo, cả vợ lẫn chồng đều muốn đối phương đạt đến tiêu chuẩn khắt khe nhất mà mình đề ra. Một cuộc hôn nhân đòi hỏi quá cao chắc chắn sẽ xảy ra xung đột, càng về sau, việc duy trì một cuộc hôn nhân tốt đẹp là điều không dễ dàng gì. Hôn nhân quá “tiết kiệm”. Ngay cả khi điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình rất dư dả, vẫn luôn lo lắng không có gì tồn tại mãi mãi mà tiết kiệm quá mức. Không cho phép đối phương hưởng thụ cuộc sống, thậm chí tước đoạt những niềm vui thiết yếu của chính mình và người thân. Tâm trạng nhiều lo âu suy nghĩ và cũng chẳng thể nào hiểu được tâm tư tình cảm của đối phương. Hôn nhân nhiều hiềm nghi. Vấn đề này thường xảy ra ở người phụ nữ, họ thường hoài nghi mình bị bệnh, tự than thân trách phận. Thật ra, họ làm vậy là để thu hút sự chú ý của đối phương, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại, khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Hôn nhân “luôn luôn đúng”. Bắt bẻ đối phương thái quá, luôn phê phán mọi hành động, lời nói của đối phương trước mặt người khác. Bản thân cứ nghĩ đấy là cách thể hiện tình yêu với đối phương, nhưng sự thật lại khiến đối phương khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến đối phương rời xa bạn. Hôn nhân quan tâm mọi mặt. Bất cứ chuyện gì từ lớn đến bé đều cung phụng, nếu thi thoảng chẳng may không chu đáo, thì rất dễ xảy ra xung đột. Về lâu dài, nếu luôn chăm sóc đối phương tận tình, thì bản thân sẽ cảm thấy tâm lý mất cân bằng, rất dễ gây rạn nứt tình cảm. Hôn nhân bận rộn vì sự nghiệp. Một số người sẽ không bao giờ chịu ngồi yên, họ luôn luôn di chuyển, họ không có lễ tết, không nghỉ ngơi, cứ như vậy sẽ khiến đối phương cảm thấy mình bị ghẻ lạnh. Một người như vậy nếu không thể khống chế bản thân, dành nhiều thời gian cho vợ/chồng, chỉ biết lao đầu vào công việc thì sớm muộn gì cuộc hôn nhân này cũng tan vỡ.
Hôn nhân lãng mạn. Theo đuổi tình yêu lãng mạn, đòi hỏi quá mức vào cuộc sống hôn nhân, kỳ vọng một cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, nên thơ như thuở ban đầu, tình yêu đầy màu sắc, sự đam mê không bao giờ tàn phai. Đây là ước muốn viển vong, khi đời sống thực không như ý muốn, hai bên rất dễ xảy ra xung đột, sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân.
Hôn nhân quá phụ thuộc vào bố mẹ. Nếu vợ/chồng quá dựa dẫm vào bố mẹ, thì khi nảy sinh bất cứ chuyện gì, thì họ sẽ không bàn bạc với vợ/chồng của mình mà lại quay sang tìm kiếm ý kiến của bố mẹ. Một cặp đôi đã kết hôn nên hiểu rõ rằng tương lai của họ sẽ được gắn kết với người bạn đời của mình. Phải xem bạn đời là người tin cậy, thân thiết nhất với mình. Nếu không, cuộc hôn nhân này thường vì lý do “tìm kiếm sự can thiệp bên ngoài” mà dẫn đến thất bại.
Hôn nhân hoàn mỹ. Bất cứ chuyện gì cũng muốn hoàn hảo, cả vợ lẫn chồng đều muốn đối phương đạt đến tiêu chuẩn khắt khe nhất mà mình đề ra. Một cuộc hôn nhân đòi hỏi quá cao chắc chắn sẽ xảy ra xung đột, càng về sau, việc duy trì một cuộc hôn nhân tốt đẹp là điều không dễ dàng gì.
Hôn nhân quá “tiết kiệm”. Ngay cả khi điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình rất dư dả, vẫn luôn lo lắng không có gì tồn tại mãi mãi mà tiết kiệm quá mức. Không cho phép đối phương hưởng thụ cuộc sống, thậm chí tước đoạt những niềm vui thiết yếu của chính mình và người thân. Tâm trạng nhiều lo âu suy nghĩ và cũng chẳng thể nào hiểu được tâm tư tình cảm của đối phương.
Hôn nhân nhiều hiềm nghi. Vấn đề này thường xảy ra ở người phụ nữ, họ thường hoài nghi mình bị bệnh, tự than thân trách phận. Thật ra, họ làm vậy là để thu hút sự chú ý của đối phương, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại, khiến đối phương cảm thấy khó chịu.
Hôn nhân “luôn luôn đúng”. Bắt bẻ đối phương thái quá, luôn phê phán mọi hành động, lời nói của đối phương trước mặt người khác. Bản thân cứ nghĩ đấy là cách thể hiện tình yêu với đối phương, nhưng sự thật lại khiến đối phương khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến đối phương rời xa bạn.
Hôn nhân quan tâm mọi mặt. Bất cứ chuyện gì từ lớn đến bé đều cung phụng, nếu thi thoảng chẳng may không chu đáo, thì rất dễ xảy ra xung đột. Về lâu dài, nếu luôn chăm sóc đối phương tận tình, thì bản thân sẽ cảm thấy tâm lý mất cân bằng, rất dễ gây rạn nứt tình cảm.
Hôn nhân bận rộn vì sự nghiệp. Một số người sẽ không bao giờ chịu ngồi yên, họ luôn luôn di chuyển, họ không có lễ tết, không nghỉ ngơi, cứ như vậy sẽ khiến đối phương cảm thấy mình bị ghẻ lạnh. Một người như vậy nếu không thể khống chế bản thân, dành nhiều thời gian cho vợ/chồng, chỉ biết lao đầu vào công việc thì sớm muộn gì cuộc hôn nhân này cũng tan vỡ.