Nhiễm trùng tai. Bệnh đặc biệt hay gặp ở những người có thói quen bơi lội khiến nước xâm nhiễm vào ống tay và gây nhiễm trùng. Để ngăn chặn mối nguy từ các sinh vật sống trong nước, người bơi nên sử dụng một chiếc mũ tắm hoặc bị tai bằng một chất liệu không thấm nước.
Một mẹo nhỏ nữa là trước khi đi bơi, bạn không nên đi lấy ráy tai bởi khoa học chứng minh nó có tác dụng không nhỏ trong việc bảo vệ ống tai.
Viêm đường hô hấp. Thời tiết quá nóng khiến nhiều người lựa chọn nằm bên quạt máy hoặc liên tục sử dụng các loại nước giải khát có đá... Các biện pháp này lúc đầu có tác dụng giảm nhiệt tạm thời nhưng nếu kéo dài mãi thì không cơ thể nào có thể chịu nổi.
Tình trạng ngoài nóng trong lạnh hay ngược lại đã khiến cho tất cả các cơ quan tuần hoàn phải hoạt động hết công suất để điều hòa và làm đảo lộn thế cân bằng sinh lý vốn có của toàn bộ cơ thể - tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát tác.
Để phòng ngừa, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Việc lau hoặc đắp khăn ướt lên người sẽ tốt hơn vì nước giúp cho việc hạ nhiệt nhiều hơn qua bay hơi và không làm cho da chúng ta bị khô quá do mất nước. Chỉ nên uống nước mát chứ không quá lạnh nếu bạn không muốn bị viêm họng, viêm xoang và viêm phổi - phế quản.
Tăng thân nhiệt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh (CDC), nhiệt độ quá cao cướp đi sinh mạng khoảng 650 người Mỹ mỗi năm. Đặc biệt, từ năm 1979 đến 2003, lượng người chết vì nắng nóng còn nhiều hơn nạn nhân các thiên tai khác như lốc xoáy, bão, lũ lụt và động đất.
Để đảm bảo an toàn, CDC khuyến cáo nên sử dụng điều hòa kết hợp với việc thường xuyên giữ ẩm. Không để trẻ nhỏ hay vật nuôi phơi nắng trực tiếp. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi và có vấn đề sức khỏe nên thăm khám sức khỏe thường xuyên. Bệnh tay, chân, miệng. Căn bệnh chủ yếu tấn công các bé dưới 5 tuổi song đôi khi cũng gặp ở người lớn. Bệnh nhân mắc tay, chân, miệng có dấu hiệu sốt, loét miệng và nổi mẩn trên da.Hiện không có thuốc chủng ngừa nhằm chống lại các virus gây bệnh nhưng nỗ lực duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khử trùng các vật dụng xung quanh bé sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Sỏi thận. Nắng nóng khiến cơ thể dễ bị đổ mồ hôi, hạn chế lượng nước thải thông qua con đường tiểu tiện. Việc này dễ dẫn đến tình trạng hình thành sỏi trong thận và đường tiết niệu.
Nhiễm virus Hanta. Virus Hanta thường trú ngụ trong các loại gặm nhấm và gây nên hội chứng phổi hantavirus – một căn bệnh hiếm gặp. Cụ thể, khi con người tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu chuột nhiễm virus sẽ nhanh chóng mắc bệnh.
Sốt Valley. Loại sốt này còn có tên gọi coccidioidmycosis là một dạng nhiễm trùng do nấm sống trong đất gây ra. Nguyên nhân mắc bệnh là do hít phải các bào tử của nấm trong không khí.
Loại nấm này phát triển cực mạnh trong đất sau khi mưa lớn. Sau đó, phát tán vào không khí trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hít phải nấm độc, nhưng việc sống trong các khu vực bụi bặm có nguy cơ cao hơn cả.
Nhiễm trùng tai. Bệnh đặc biệt hay gặp ở những người có thói quen bơi lội khiến nước xâm nhiễm vào ống tay và gây nhiễm trùng. Để ngăn chặn mối nguy từ các sinh vật sống trong nước, người bơi nên sử dụng một chiếc mũ tắm hoặc bị tai bằng một chất liệu không thấm nước.
Một mẹo nhỏ nữa là trước khi đi bơi, bạn không nên đi lấy ráy tai bởi khoa học chứng minh nó có tác dụng không nhỏ trong việc bảo vệ ống tai.
Viêm đường hô hấp. Thời tiết quá nóng khiến nhiều người lựa chọn nằm bên quạt máy hoặc liên tục sử dụng các loại nước giải khát có đá... Các biện pháp này lúc đầu có tác dụng giảm nhiệt tạm thời nhưng nếu kéo dài mãi thì không cơ thể nào có thể chịu nổi.
Tình trạng ngoài nóng trong lạnh hay ngược lại đã khiến cho tất cả các cơ quan tuần hoàn phải hoạt động hết công suất để điều hòa và làm đảo lộn thế cân bằng sinh lý vốn có của toàn bộ cơ thể - tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát tác.
Để phòng ngừa, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Việc lau hoặc đắp khăn ướt lên người sẽ tốt hơn vì nước giúp cho việc hạ nhiệt nhiều hơn qua bay hơi và không làm cho da chúng ta bị khô quá do mất nước. Chỉ nên uống nước mát chứ không quá lạnh nếu bạn không muốn bị viêm họng, viêm xoang và viêm phổi - phế quản.
Tăng thân nhiệt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh (CDC), nhiệt độ quá cao cướp đi sinh mạng khoảng 650 người Mỹ mỗi năm. Đặc biệt, từ năm 1979 đến 2003, lượng người chết vì nắng nóng còn nhiều hơn nạn nhân các thiên tai khác như lốc xoáy, bão, lũ lụt và động đất.
Để đảm bảo an toàn, CDC khuyến cáo nên sử dụng điều hòa kết hợp với việc thường xuyên giữ ẩm. Không để trẻ nhỏ hay vật nuôi phơi nắng trực tiếp. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi và có vấn đề sức khỏe nên thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Bệnh tay, chân, miệng. Căn bệnh chủ yếu tấn công các bé dưới 5 tuổi song đôi khi cũng gặp ở người lớn. Bệnh nhân mắc tay, chân, miệng có dấu hiệu sốt, loét miệng và nổi mẩn trên da.
Hiện không có thuốc chủng ngừa nhằm chống lại các virus gây bệnh nhưng nỗ lực duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khử trùng các vật dụng xung quanh bé sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Sỏi thận. Nắng nóng khiến cơ thể dễ bị đổ mồ hôi, hạn chế lượng nước thải thông qua con đường tiểu tiện. Việc này dễ dẫn đến tình trạng hình thành sỏi trong thận và đường tiết niệu.
Nhiễm virus Hanta. Virus Hanta thường trú ngụ trong các loại gặm nhấm và gây nên hội chứng phổi hantavirus – một căn bệnh hiếm gặp. Cụ thể, khi con người tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu chuột nhiễm virus sẽ nhanh chóng mắc bệnh.
Sốt Valley. Loại sốt này còn có tên gọi coccidioidmycosis là một dạng nhiễm trùng do nấm sống trong đất gây ra. Nguyên nhân mắc bệnh là do hít phải các bào tử của nấm trong không khí.
Loại nấm này phát triển cực mạnh trong đất sau khi mưa lớn. Sau đó, phát tán vào không khí trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hít phải nấm độc, nhưng việc sống trong các khu vực bụi bặm có nguy cơ cao hơn cả.