Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa cà có màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.Theo Đông Y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt. Cà còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.Tuy nhiên, cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.Vào mùa hè, món cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc, giòn tan, là món ăn vô cùng hấp dẫn với nhiều người. Nhưng các chuyên gia cảnh báo, nêu ăn cà sống, nguy cơ nhiễm độc solanin là rất cao!Ngoài ra, khi ăn cà pháo bạn cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe của bạn. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao.Những ai không nên ăn cà pháo? Trước hết là người suy nhược cơ thể. Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.Người mới ốm dậy cũng không nên ăn cà pháo. Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé. Vì thế phụ nữ mang thai không nên ăn. Ngay phụ nữ bình thường cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa có tính hàn.Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi. Do vậy các chị em sau sinh cẩn thận ăn cà muối để tránh ảnh hưởng tới sữa cho con bú.Người bị bệnh tử cung không nên ăn cà pháo. Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo vì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực.
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa cà có màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Theo Đông Y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt. Cà còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.
Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Tuy nhiên, cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Vào mùa hè, món cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc, giòn tan, là món ăn vô cùng hấp dẫn với nhiều người. Nhưng các chuyên gia cảnh báo, nêu ăn cà sống, nguy cơ nhiễm độc solanin là rất cao!
Ngoài ra, khi ăn cà pháo bạn cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe của bạn. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao.
Những ai không nên ăn cà pháo? Trước hết là người suy nhược cơ thể. Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.
Người mới ốm dậy cũng không nên ăn cà pháo. Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.
Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé. Vì thế phụ nữ mang thai không nên ăn. Ngay phụ nữ bình thường cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa có tính hàn.
Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi. Do vậy các chị em sau sinh cẩn thận ăn cà muối để tránh ảnh hưởng tới sữa cho con bú.
Người bị bệnh tử cung không nên ăn cà pháo. Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo vì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực.