Các tiếp viên không tuân thủ quy tắc tắt điện thoại di động.
Ở Mỹ, tắt nguồn điện thoại di động từng là nguyên tắc mà mọi tiếp viên phải hướng dẫn hành khách trước khi máy bay cất cánh. Nhưng đến năm 2013, Cục hàng không Liên bang đưa ra thông báo rằng việc hành khách sử dụng thiết bị điện tử trong lúc cất và hạ cánh không hề có nguy hiểm gì. Tuy nhiên, thật chẳng chuyên nghiệp chút nào khi một tiếp viên hàng không sử dụng điện thoại di động dù là trước, trong, hay sau mỗi chuyến bay. Người có nickname dora_de_destroya chia sẻ: “Em gái tôi là tiếp viên hàng không. Sau khi yêu cầu hành khách tắt nguồn điện thoại, nó sẽ lui vào trong, lôi điện thoại ra và bắt đầu nhắn tin”.Áo phao cứu hộ có thể bị ăn trộm. Chuyên gia hàng không George Hobica cho biết, hành khách thường trộm áo phao cứu hộ phía dưới ghế ngồi để làm quà lưu niệm. Đây là hành vi khá hèn hạ và có thể bị trừng phạt. Dĩ nhiên, áo phao cứu hộ không phải là thứ duy nhất bị đánh cắp. Sau khi hành khách xuống máy bay, các tiếp viên thỉnh thoảng thấy nhiều đồ dùng, thiết bị, và những thứ có giá trị bị bỏ quên. Ngoài iPad, iPhone, đôi khi hành khách cũng bỏ quên tiền. Nhiều báo cáo cho biết các tiếp viên hàng không thường “tư hữu” những tài sản bị bỏ quên đó.Sau khi máy bay cất cánh, hành khách vẫn có thể chuyển lên khoang hạng nhất. Chuyên gia du lịch George Hobica giải thích rằng, ông có rất nhiều người quen làm tiếp viên hàng không. Khi ông hỏi một trong số họ về việc chuyển lên ghế hạng nhất, người đó cho biết: “Nhân viên có thể chuyển hành khách sang khoang thương gia hoặc hạng nhất thậm chí là sau khi máy bay cất cánh. Nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Lý do là với một số hãng hàng không, chúng tôi phải viết báo cáo giải trình về việc này và thông thường thì khoang đằng trước hay hết chỗ”. Hành khách được “nâng cấp” lên khoang hạng nhất thường là người có cử chỉ đáng kính, trang phục đẹp đẽ và lịch thiệp.Không khí trên máy bay là từ máy nén động cơ. “Không khí mà bạn hít thở trên máy bay thực ra là khí nén lấy từ động cơ”, nickname virgadays chia sẻ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thứ mà hành khách hít vào thực ra là hỗn hợp của khí tự nhiên và khí từ động cơ máy bay. Việc sử dụng hỗn hợp này giúp kiểm soát nhiệt độ, và duy trì độ ẩm tốt hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Thỉnh thoảng các phi công ngủ gật khi đang lái máy bay. Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, Tracy Christoph – tiếp viên hãng JetBlu cho biết: “Trên các chuyến bay dài, phi công được phép nghỉ ngơi trong khi các cơ phó vận hành máy”. Kể từ đó, một vài phi công đã xác nhận rằng hoặc họ, hoặc các cơ phó, đã từng ngủ gật trong buồng lái. Mark Rosenker, chủ tịch NTSB gọi đây là một “vấn đề nguy hiểm” trong khi báo cáo về việc 2 phi công ngủ gật trên chuyến bay qua Hawaii vào tháng 2/2008. Sau khi bay qua điểm hạ cánh khoảng 18 phút họ mới tỉnh dậy. “Nhiều khi các phi công không nhận ra họ đang trong trạng thái mệt mỏi khi bước vào buồng lái”.Hành khách có thể bị bắt giữ ngay giữa chuyến bay. Nickname virgadays chia sẻ: “Một khi cánh cửa máy bay đóng lại, phi cơ trưởng sẽ là người có quyền ra quyết định bắt giữ, viết phiếu phạt, thậm chí là nhận di chúc trong trường hợp có người hấp hối”. Giải thích về điều này, chuyên gia hàng không Chris Lopinto cho biết: “Trong trường hợp khẩn cấp, phi công có thể gọi cho các nhà chức trách để bắt giữ những hành khách vi phạm ngay khi máy bay hạ cánh. Và cơ trưởng chỉ có thể 'tạm giữ' đối tượng trong lúc chờ cán bộ chức năng đến thực hiện. Tuy nhiên, một số tiếp viên hàng không vẫn đồng ý với thông tin khẳng định cơ trưởng có quyền tối cao trên máy bay, mặc dù họ không thể thực sự bắt người”.Mặt nạ oxy chỉ có tác dụng trong 15 phút. Trong mọi tình huống nguy cấp trên máy bay, hành khách sẽ được yêu cầu đeo mặt nạ oxy. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ này chỉ có tác dụng trong 15 phút. Người có nickname jezalenko chia sẻ trên Reddit rằng trong vòng 15 phút ấy, phi công sẽ phải hạ xuống độ cao thấp hơn để hành khách có thể hít thở một cách bình thường. George Hobia, nhà sáng lập website airfarewatchdog.com đã xác nhận thông tin này, đồng thời ông cho biết: “Phi công sẽ phải tìm ra sân bay gần nhất để hạ cánh”.Chớ có động vào nước trên máy bay. Người có nicknamegruntman chia sẻ: “Chớ có uống nước trên máy bay trừ khi đó là nước đóng chai. Thậm chí là không nên chạm vào. Bởi vì khu vực “xử lý” phân và khu vực “điều chế” nước uống trên máy bay chỉ cách nhau vài bước. Nhiều khi hai bộ phận này được vận hành đồng thời bởi cùng một người”. Năm 2002, tạp chí The Wall Street đã kiểm tra nước trên một vài chuyến bay để xác thực những thông tin do thành viên một số phi hành đoàn cung cấp. Kết quả là lượng vi khuẩn trong nước vượt xa mức cho phép, chứng tỏ những tiết lộ trên là hoàn toàn có thực.Tiếp viên thường cố tình trì hoãn phục vụ bữa tối. Một tiếp viên hàng không giấu tên đã thú nhận rằng: “Đối với các chuyến bay vào ban đêm, thi thoảng chúng tôi thường trì hoãn dịch vụ ăn uống khi hành khách buồn ngủ vì như vậy chúng tôi sẽ được nhàn hạ hơn chút”. Không những thế, các tiếp viên cũng rất bủn xỉn trong việc phục vụ và rót thêm đồ uống cho hành khách. Một điểm đáng lưu tâm khác đó là trong những chuyến bay thiếu nhân sự, khi hướng dẫn về các thiết bị dùng trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như mặt nạ oxy, nhân viên thường nói rất qua quýt.
Các tiếp viên không tuân thủ quy tắc tắt điện thoại di động.
Ở Mỹ, tắt nguồn điện thoại di động từng là nguyên tắc mà mọi tiếp viên phải hướng dẫn hành khách trước khi máy bay cất cánh. Nhưng đến năm 2013, Cục hàng không Liên bang đưa ra thông báo rằng việc hành khách sử dụng thiết bị điện tử trong lúc cất và hạ cánh không hề có nguy hiểm gì. Tuy nhiên, thật chẳng chuyên nghiệp chút nào khi một tiếp viên hàng không sử dụng điện thoại di động dù là trước, trong, hay sau mỗi chuyến bay. Người có nickname dora_de_destroya chia sẻ: “Em gái tôi là tiếp viên hàng không. Sau khi yêu cầu hành khách tắt nguồn điện thoại, nó sẽ lui vào trong, lôi điện thoại ra và bắt đầu nhắn tin”.
Áo phao cứu hộ có thể bị ăn trộm. Chuyên gia hàng không George Hobica cho biết, hành khách thường trộm áo phao cứu hộ phía dưới ghế ngồi để làm quà lưu niệm. Đây là hành vi khá hèn hạ và có thể bị trừng phạt. Dĩ nhiên, áo phao cứu hộ không phải là thứ duy nhất bị đánh cắp. Sau khi hành khách xuống máy bay, các tiếp viên thỉnh thoảng thấy nhiều đồ dùng, thiết bị, và những thứ có giá trị bị bỏ quên. Ngoài iPad, iPhone, đôi khi hành khách cũng bỏ quên tiền. Nhiều báo cáo cho biết các tiếp viên hàng không thường “tư hữu” những tài sản bị bỏ quên đó.
Sau khi máy bay cất cánh, hành khách vẫn có thể chuyển lên khoang hạng nhất. Chuyên gia du lịch George Hobica giải thích rằng, ông có rất nhiều người quen làm tiếp viên hàng không. Khi ông hỏi một trong số họ về việc chuyển lên ghế hạng nhất, người đó cho biết: “Nhân viên có thể chuyển hành khách sang khoang thương gia hoặc hạng nhất thậm chí là sau khi máy bay cất cánh. Nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Lý do là với một số hãng hàng không, chúng tôi phải viết báo cáo giải trình về việc này và thông thường thì khoang đằng trước hay hết chỗ”. Hành khách được “nâng cấp” lên khoang hạng nhất thường là người có cử chỉ đáng kính, trang phục đẹp đẽ và lịch thiệp.
Không khí trên máy bay là từ máy nén động cơ. “Không khí mà bạn hít thở trên máy bay thực ra là khí nén lấy từ động cơ”, nickname virgadays chia sẻ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thứ mà hành khách hít vào thực ra là hỗn hợp của khí tự nhiên và khí từ động cơ máy bay. Việc sử dụng hỗn hợp này giúp kiểm soát nhiệt độ, và duy trì độ ẩm tốt hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
Thỉnh thoảng các phi công ngủ gật khi đang lái máy bay. Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, Tracy Christoph – tiếp viên hãng JetBlu cho biết: “Trên các chuyến bay dài, phi công được phép nghỉ ngơi trong khi các cơ phó vận hành máy”. Kể từ đó, một vài phi công đã xác nhận rằng hoặc họ, hoặc các cơ phó, đã từng ngủ gật trong buồng lái. Mark Rosenker, chủ tịch NTSB gọi đây là một “vấn đề nguy hiểm” trong khi báo cáo về việc 2 phi công ngủ gật trên chuyến bay qua Hawaii vào tháng 2/2008. Sau khi bay qua điểm hạ cánh khoảng 18 phút họ mới tỉnh dậy. “Nhiều khi các phi công không nhận ra họ đang trong trạng thái mệt mỏi khi bước vào buồng lái”.
Hành khách có thể bị bắt giữ ngay giữa chuyến bay. Nickname virgadays chia sẻ: “Một khi cánh cửa máy bay đóng lại, phi cơ trưởng sẽ là người có quyền ra quyết định bắt giữ, viết phiếu phạt, thậm chí là nhận di chúc trong trường hợp có người hấp hối”. Giải thích về điều này, chuyên gia hàng không Chris Lopinto cho biết: “Trong trường hợp khẩn cấp, phi công có thể gọi cho các nhà chức trách để bắt giữ những hành khách vi phạm ngay khi máy bay hạ cánh. Và cơ trưởng chỉ có thể 'tạm giữ' đối tượng trong lúc chờ cán bộ chức năng đến thực hiện. Tuy nhiên, một số tiếp viên hàng không vẫn đồng ý với thông tin khẳng định cơ trưởng có quyền tối cao trên máy bay, mặc dù họ không thể thực sự bắt người”.
Mặt nạ oxy chỉ có tác dụng trong 15 phút. Trong mọi tình huống nguy cấp trên máy bay, hành khách sẽ được yêu cầu đeo mặt nạ oxy. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ này chỉ có tác dụng trong 15 phút. Người có nickname jezalenko chia sẻ trên Reddit rằng trong vòng 15 phút ấy, phi công sẽ phải hạ xuống độ cao thấp hơn để hành khách có thể hít thở một cách bình thường. George Hobia, nhà sáng lập website airfarewatchdog.com đã xác nhận thông tin này, đồng thời ông cho biết: “Phi công sẽ phải tìm ra sân bay gần nhất để hạ cánh”.
Chớ có động vào nước trên máy bay. Người có nicknamegruntman chia sẻ: “Chớ có uống nước trên máy bay trừ khi đó là nước đóng chai. Thậm chí là không nên chạm vào. Bởi vì khu vực “xử lý” phân và khu vực “điều chế” nước uống trên máy bay chỉ cách nhau vài bước. Nhiều khi hai bộ phận này được vận hành đồng thời bởi cùng một người”. Năm 2002, tạp chí The Wall Street đã kiểm tra nước trên một vài chuyến bay để xác thực những thông tin do thành viên một số phi hành đoàn cung cấp. Kết quả là lượng vi khuẩn trong nước vượt xa mức cho phép, chứng tỏ những tiết lộ trên là hoàn toàn có thực.
Tiếp viên thường cố tình trì hoãn phục vụ bữa tối. Một tiếp viên hàng không giấu tên đã thú nhận rằng: “Đối với các chuyến bay vào ban đêm, thi thoảng chúng tôi thường trì hoãn dịch vụ ăn uống khi hành khách buồn ngủ vì như vậy chúng tôi sẽ được nhàn hạ hơn chút”. Không những thế, các tiếp viên cũng rất bủn xỉn trong việc phục vụ và rót thêm đồ uống cho hành khách. Một điểm đáng lưu tâm khác đó là trong những chuyến bay thiếu nhân sự, khi hướng dẫn về các thiết bị dùng trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như mặt nạ oxy, nhân viên thường nói rất qua quýt.